Tài liệu: Nước Anh - Nghệ thuật tạo hình

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

\tNghệ thuật tạo hình cổ xưa nhất của Anh Quốc là sự trang hoàng trên những vật dụng hàng ngày. Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ của người Scandinavia đã bắt đầu có từ thế kỷ thứ
Nước Anh - Nghệ thuật tạo hình

Nội dung

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

            Nghệ thuật tạo hình cổ xưa nhất của Anh Quốc là sự trang hoàng trên những vật dụng hàng ngày. Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ của người Scandinavia đã bắt đầu có từ thế kỷ thứ 8, sau khi những người này đến Quốc với sượng lớn. Nghệ thuật trang trí được đặc biệt đáng chú ý vào thời cổ ở Ireland, đặc biệt là từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9. Những nhà truyền giáo người Ireland đã mang những kỹ thuật về đồ kim loại và nghệ thuật chạm khắc trên đá của người Xen-tơ đến đất Anh. Những cây thánh giá khổng lồ, được trang trí rất tinh vi, ngày nay vẫn còn ở miền Bắc nước Anh và xứ Ireland. Những bức họa thì có ở những bản thảo sơn son thếp vàng và trên những quyển sách kinh do các tu sĩ viết ra. Nghệ thuật này vẫn tiếp tục qua thời Trung cổ vì đến thời này sách vẫn còn được minh họa bằng tay, thậm chí ngay cả sau khi kỹ thuật in ấn được phát minh vào giữa thế kỷ 15. Trong thời Trung cổ, nhà thờ Thiên chúa giáo là người bảo trợ chính cho các họa sĩ và các điêu khắc gia, là những người được thuê trang trí những nhà thờ chính tòa đồ sộ cũng như những nhà thờ nhỏ ở các địa phương.

            Vào buổi sơ khai của thời kỳ hiện đại, việc vẽ chân dung đã trở nên quan trọng, đặc biệt là với các vị vua chúa muốn tìm những cơ hội hôn nhân ở nước ngoài, và những bức họa về những người hơn phối tương lai thường được gửi đến trước khi thương lượng về cuộc hôn nhân. Những họa sĩ được chú ý vào thời kỳ này thường là các họa sĩ nước ngoài, như họa sĩ Đức Hang Holbein the Younger vào thế kỷ thứ 16 và họa sĩ người Flanders là Anthony van Dyck vào thế kỷ thứ 17. Những họa sĩ của Anh thì giỏi về tiểu họa vào thế kỷ 17.

            Đến thế kỷ 18 một phong cách đặc trưng của Anh bắt đầu xuất hiện, có chiều hướng sáng sủa và sinh động hơn bức vẽ với sắc độ tối của châu Âu. Những họa sĩ của Anh Quốc cũng duy trì chủ nghĩa duy lý tân cổ điển, có nghĩa là nghệ thuật của họ thể hiện những giá trị của trật tự, 1ô gíc và sự cân đối. Những bức khắc a-xít và những bức họa của William Hogarth thể hiện những cảnh trào phúng trong đời sống hàng ngày và được phổ biến rất rộng rãi. Joshua Reynolds, Thomas Gainsborough và George Romney đã trở nên nổi tiếng với những bức chân dung trau chuốt và tao nhã của họ. Những tác phẩm của Gavin Hamilton và John Flaxman thì thể hiện các chủ đề về Hy Lạp và La Mã.

            Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, những họa sĩ lãng mạn đã xuất hiện, với những tác phẩm nhấn mạnh vào vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên. Điều này được thể hiện trong những bức tranh vẽ phong cảnh của John Constabie và J. M. W. Turner, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa ấn tượng của Pháp. Nhà thơ nổi bật William Blake cũng là một họa sĩ, và ông đã minh họa những tập thơ và những cuốn truyện của ông bằng những hình vẽ đầy tính tưởng tượng.

            Có khoảng hai mươi họa sĩ trong thời nữ hoàng Victoria đã vẽ riêng cho thị hiếu của giới trung lưu. Edwin Henry Landseer đã nổi bật với những bức họa về thú vật như chó hoặc các động vật hoang dã. Frederick Leighton thì vẽ về các chủ đề thần thoại và lịch sử, đồng thời minh họa cho những tạp chí phổ biến. William Powell Frith vẽ những bức tranh lớn theo phong cách phổ biến là minh họa những cảnh sinh hoạt trong đời thường. Sophie Anderson thì chuyên vẽ về những đứa trẻ xinh xắn.

            Để phản ứng với phong cách hội họa thời Victoria và hội họa dành cho giới trung lưu, năm 1848 một số họa sĩ đã nhóm lại với nhau và hình thành một phong trào gọi là Tiền Raphael. Họ muốn trở về một thời kỳ đơn giản trước đó, với những tác phẩm sáng sủa, có màu sắc và sự thuần khiết của thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng, được thể hiện trước thời gian của họa sĩ Raphael của ý. Những họa sĩ này bao gồm William Holman Hurt, Dante Gabriel Rossetti, Edward Bume-Jones và John Everette Millais. Còn họa sĩ kiêm nhà thơ William Morri thì tìm đường trở về với những truyền thống thời Trung cổ trong các phẩm thủ công. Ông đã có công hình thành phong trào Nghệ thuật và Thủ công, có ảnh hưởng đến đồ đạc nội thất, những vật trang trí và các thiết kế cho vải sợi.

            Đến cuối thời đại của Victoria, phong trào nghệ thuật mới đã phát triển từ phong trào Nghệ thuật và Thủ công. Đây là một phong cách trang trí với các yếu tốc sức tưởng tượng mạnh mẽ. Phong cách này vay mượn mô-típ tờ các nguồn khác nhau như kỹ thuật in của Nhật Bản, kiến trúc Gô-tích, và những bức họa mang tính biểu tượng của William Blake. Phong cách này đã trở nên rất phổ biến ở châu Âu và ảnh hưởng đến các loại hình nghệ thuật cũng như kiến trúc và trang trí nội thất.    

            Trong thế kỷ 20 Anh Quốc đã sản sinh ra rất nhiều nghệ sĩ. Trong số này có điêu khắc gia Jacob Epstein và Dam Eliabeth Frink, mà cả hai đều sáng tác các hình tượng kiến trúc, cũng như những nhà điêu khắc trừu tượng. Barbara Hepworth và Henry Moore. Các họa sĩ thì có Paul Nash, một họa sĩ chiến tranh chuyên vẽ những quang cảnh chiến trận trong cả hai cuộc thế chiến; Stanley Spencer với những tác phẩm dựa trên các chủ đề của kinh thánh; và Graham Sutherland, người đã phát triển một phong cách độc đáo về cách vẽ phong cảnh. Sau Thế chiến thứ II, những họa sĩ như Francis Bacon, với những bức họa nhấn sâu vào các cảnh tượng khủng khiếp, và David Hockney, người chuyên thiết kế các cảnh dựng cho Ô-pê-ra, đã trở nên nổi bật vì những thành tựu độc đáo của họ.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2070-02-633474828555032500/Van-hoa---Xa-hoi/Nghe-thuat-tao-hinh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận