Dân số giảm
Dân số của Liên bang Nga đã giảm kể từ năm 1991. Người ta ước tính đến năm 2050, dân số của nước này giảm mạnh xuống còn 121.256.000 người. Tuổi thọ trung bình của người dân cũng giảm. Năm 2001, tuổi thọ trung bình chỉ là 66 tuổi, so với nước Thụy Điển láng giềng, tuổi thọ trung bình của họ là 80.
Tác động của chiến tranh
Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, 27 triệu công dân Liên Xô đã phải bỏ mạng – tương đương với gần một nửa dân số của nước Anh ngày nay. Nhiều cặp vợ chồng đã phải chịu cảnh mất đi cơ hội có con. Sự chênh lệch về số lượng nam quân nhân chết trong chiến tranh đã khiến nhiều phụ nữ không thể lập gia đình hoặc đi bước nữa.
Tuổi thọ trung bình của người dân trên đảo Kola
Bán đảo Kola nằm phía mỏm Tây Bắc của Liên bang Nga. Đây là khu vực có hai nhà máy xử lý niken của công ty Niken Norilsk, tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí ở Nga. Uỷ ban môi trường của Liên Hợp Quốc đã mô tả khu vực quanh ba thành phố Nickel, Zapolyarny và Monchegorsk là khu vực chịu ''thảm họa sinh thái''.
Quặng niken có chứa lưu huỳnh. Khi quặng niken được xử lý, khí sufua đioxit được giải phóng vào không khí, gây ra mưa axit. Mưa axit đã tàn phá hàng ngàn hecta rừng. Công nhân và những người dân sống gần khu vực hai nhà máy này đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Vào năm 1992, tuổi thọ trung bình của người dân sống trong và quanh khu vực nhà máy xử lý Niken giảm xuống chỉ còn 34 tuổi.
Ô nhiễm không khí rất dễ dàng lan sang các khu vực giáp ranh với nhiều quốc gia và hậu quả là nhiều khu rừng ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan dã bị tàn phá. Kể từ năm 1970, những nước này đã có sức ép với Nga nhầm yêu cầu Nga giảm lượng khí sulfua dioxit xuống. Nga đã nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu giảm ô nhiễm không khí bằng cách đưa ra một văn bản pháp lý quan trọng gọi là Công ước quốc tế về ô nhiễm không khí xuyên quốc gia tầm xa (viết tắt là LRTAP).
Ngoài ra, nạn đói đã gây nên cái chết của khoảng từ 20-30 triệu người nữa trong những năm trước và sau chiến tranh. Tất cả những nhân tố này đã có ảnh hưởng lâu dài đến sự gia tăng dân số của nước Nga.
Nhà máy kim loại Severonikel ở Monchegorsk, Murmansk gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Các gia đình nhỏ hơn
Sau sự mất mát lớn của quân nhân nam trong Chiến tranh Thế giới thứ II, phụ nữ đã được khuyến khích tham gia lao động sản xuất.
Trong suốt những năm 1950, việc không có đủ nhà để ở, thiếu các điều kiện chăm sóc trẻ con và sự khó khăn của nền kinh tế đã khiến nhiều phụ nữ buộc phải lựa chọn đẻ ít hơn.
Đến những năm 1970, tỷ lệ ly hôn và nạo thai cao (sau khỉ nạo thai, một số phụ nữ đã bị vô sinh) dẫn đến tình trạng ngày càng ít phụ nữ sinh con.
Vào những năm 1980 và 1990, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến cho cuộc sống của nhiều người dân Nga càng thêm phần khó khăn. Do lo lắng trước gánh nặng tài chính, một số gia đình đã lựa chọn sinh ít con.
Sức Khỏe
Sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số và giảm dân số. Bệnh viện không nhận được kinh phí từ ngân sách của Nhà nước, điều đó có nghĩa là họ không đủ kinh phí để điều trị cho bệnh nhân.
Tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến nhân dân Nga trong nhiều năm. Một nửa dân số phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm số còn lại bị mắc những căn bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra. Tỷ lệ tử vong cũng tăng do hậu quả của việc gia tăng tội phạm bạo lực và nghiện ngập, gây ra các căn bệnh hiểm nghèo như gan mãn tính.