Tài liệu: Nước Pháp - Sự kiểm soát và chính sách của nhà nước

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nước Pháp Có một truyền thống cộng hòa mạnh mẽ và tập trung, đã từng xây dựng và củng cố bản sắc của họ qua hệ thống trường lớp. Do đó nhà nước có trách nhiệm rất lớn đối
Nước Pháp - Sự kiểm soát và chính sách của nhà nước

Nội dung

KIỂM SOÁT VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

Nước Pháp Có một truyền thống cộng hòa mạnh mẽ và tập trung, đã từng xây dựng và củng cố bản sắc của họ qua hệ thống trường lớp. Do đó nhà nước có trách nhiệm rất lớn đối với hệ thống giáo dục của đất nước này.

Chính quyền trung ương có quyền lực cơ bản trong việc định hình và thực hiện các chính sách giáo dục và các chương trình học quốc gia. Nhà nước có trách nhiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho các giáo viên, hầu hết vốn là những công chức được đào tạo ở các trường sư phân cấp đại học. Các trường này đào tạo các giáo viên tiểu học và trung học theo chương trình 5 năm sau bằng Tú tài.

Kể từ năm 1808, bằng Tú tài đã trở thành loại bằng cấp biểu tượng cho quốc gia, vừa chứng nhận việc hoàn tất chương trình giáo dục trung học vừa là giấy thông hành để vào cửa   ngõ giáo dục cấp cao. Từ đầu thế kỷ 20 Pháp đã phát triển hệ thống giáo dục dạy nghề của nhà nước bầng cách 'học thức hóa việc dạy nghề', chẳng hạn như thiết lập các loại bằng cấp về dạy nghề mà học sinh có thể được cấp từ trường học: bằng CAP và bằng BEP chứng nhận việc hoàn tất chương trình đào tạo với các kỹ năng về kỹ thuật được yêu cầu bởi một lĩnh vực mậu dịch, công nghiệp, thương mại, quản trị hay xã hội cụ thể nào đó.

Nhà nước vẫn tiếp tục cung ứng khoảng hai phần ba tiền quỹ (khoảng 600 tỉ France) cho hệ thống giáo dục, chủ yếu là để trả lương giáo viên, nhưng đồng thời cũng chi tiêu cho các hình thức trợ cấp tài chính khác nhau, như học bổng, trợ cấp đầu năm học, v.v...

Tăng cường Địa phương hóa

Tuy nhiên, trong vòng mười năm trở lại đây, Pháp đã đi vào quá trình tản quyền trong giáo dục. Điều này đã mang lại sự đa dạng và một tổ chức linh hoạt hơn nhiều so với cơ chế đồng bộ trước đây.

Các địa phương đã được cấp nhiều quyền hạn hơn và các cơ quan địa phương được đặt dưới quyền quản lý của Bộ Quốc gia Giáo dục. Bây giờ, các vấn đề về giáo đục không còn chỉ được quyết định bởi Paris hay các quan chức cấp bộ nữa. Hàng năm, các hiệu trường của từng trường nhận được từ Paris một số tiền để chi phí, và họ đã phân phối lượng tài chính này vào những công tác khác nhau trong giáo dục. Việc tản quyền về quản lý giáo viên đã cho các hiệu trường những chức năng mới trong việc bổ nhiệm, đề bạt và thuyên chuyển các giáo viên giữa các trường trong khu vực.

Ở cấp độ địa phương, sự tản quyền này đã cho các trường, đặc biệt là các hiệu trường, nhiều tự do hơn trong việc điều hành trường lớp. Các trường trung học, nhưng ngoại trừ các trường tiểu học, có quyền tự trị về tài chính. Họ có quyền tự do định đoạt những dự án nhằm thực thi các mục tiêu và chương trình học của nhà nước. Điều này giúp cho họ làm cho các khóa học phù hợp với đối tượng học sinh hơn và đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của những học sinh này.

Đạo luật Tản quyền năm 1982 và 1983 cũng đã làm gia tăng một cách đáng kể vai trò của các cơ quan địa phương, chẳng hạn như những hội đồng địa phương, hội đồng tập thể, vốn có một nguồn quỹ riêng khá lớn. Ngày nay những cơ quan này đã cấp quỹ chơ khoảng 20% các chi phí trong giáo dục.

Mỗi cấp trong chính quyền địa phương cớ trách nhiệm về một cấp độ trong giáo dục. Chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm về việc xây dựng, trang thiết bị và bảo trì cho cá nhà trẻ và trường tiểu học, và trả lương cho nhân viên nhà trường.. Cấp sở chịu trách nhiệm về các trường trung học cơ sở, và tài trợ cho việc di chuyển đối với học sinh. Chính quyền cấp khu vực chịu trách nhiệm tương tự đối với các trường trung học và góp phần vào việc qui hoạch giáo dục.

Các Khuynh hướng và Sự phát triển

Trong vài thập kỷ vừa qua đã có sự thay lượng học sinh trong hệ thống giáo dục của Pháp. Trong thập kỷ 1960 việc mở rộng cửa đột ngột cho việc vào trung học đối với tất cả các học sinh đã dẫn tới một sự bùng nổ về số lượng học sinh ở các trường trung học cơ sở. Đến năm 1985, với sự công bố mục tiêu là có 80% thanh niên phải có bằng Tú tài vào cuối thế kỷ đó, một cơn sốt thứ hai về số lượng học sinh đã xảy ra. Trường trung học và giáo dục cấp cao đang trở nên đễ tiếp cận đối với đại đa số thanh niên.

Ngày nay có khoảng 70% thanh niên đã hoàn tất cấp trung học qua các trường do hệ thống giáo dục quốc gia điều hành, các trường trung học nông nghiệp hay các trường dạy nghề. Tỉ lệ này đã gia tăng gấp đôi trong vòng 15 năm qua, với phần lớn tỉ lệ gia tăng là ở những học sinh theo các khóa công nghệ hoặc dạy nghề. Trong năm 2000, trong số những học sinh lấy bằng Tú tài có 30% thuộc dạng công nghệ, 18% thuộc đang học nghề và 52% là bằng phổ thông.

Đạo luật Dự thảo năm 1989 cũng qui định một mục tiêu khác bằng cách đưa ra nguyên tắc là ‘trước khi rời khỏi hệ thống giáo dục, ở bất kỳ trình độ nào, tất cả thanh niên phải được đào tạo về nghề nghiệp’. Điều này đã trở thành hiện thực khi Đạo luật Năm năm ra đời vào năm 1993, đã cung ứng việc đào tạo hướng nghiệp và cơ hội việc làm cho học sinh. Số liệu thống kê hàng năm về những thanh niên hoàn tất việc học của mình, cùng với sự phân tích trình độ học sinh đạt được đã cho thấy qui mô của sự tiến bộ trong giáo dục của Pháp. Tỉ lệ thanh niên rời trường là không có một bằng cấp nào cả (chẳng hạn như chưa học hết năm cuối của chương trình hướng nghiệp) đã giảm từ một phần ba trong thập kỷ 1960 xuống còn dưới 10% trong thập kỷ 1990.

Sau mười năm của chế độ cưỡng bách giáo dục, hệ thống giáo dục ngày nay phải đảm bảo cho mọi người không những đạt được một trình độ nhất định về học thuật mà còn có cả những kỹ năng chuyên môn nữa, ngõ hầu không có thanh niên nào ra trường mà không được   trang bị đầy đủ cho cuộc sống và việc làm.

Những Cải tiến trong Đào tạo

Trong thập kỷ 1990 đã có hai mặt phát triển lớn trong mặt trận giáo dục ở Pháp:

+ Giáo dục đại chúng được nâng tầm lên một mức cao hơn, theo đó gia tăng mức độ được đào tạo đối với thế hệ thanh niên, và từ đó đối với toàn bộ dân số. Những trẻ em vào nhà trẻ ngày nay có hy vọng là sẽ tiếp tục việc học trong suốt 19 năm, có nghĩa là nhiều hơn 3 năm so với thế hệ cha mẹ của chúng. Có 60% học sinh ngày nay đã lấy bằng Tú tài, so với 24% của một phần tư thế kỷ về trước. Và ở cấp độ giáo dục cấp cao đã có hơn một nửa số thanh niên của Pháp theo học, con số này lớn hơn gấp 7 lần so với 3 thập kỷ trước (từ 300.000 lên 2,1 triệu người).

+ Sự gia tăng to lớn về số lượng học sinh còn tiếp tục học khi đã đến độ tuổi rời ghế nhà trường đã ổn định ở mức cao, đồng thời với sự kiện giảm dân số đáng kể từ giữa thập niên 1970, từ đó dẫn đến một sự phát triển thứ phát: một sự rút gọn trong hệ thống giáo dục. Tình hình đã diễn ra từ lâu đối với cấp mẫu giáo và tiểu học, và gần đây tiếp tục với cấp trung học và giáo dục cấp cao. Sự rút gọn trong hệ thống giáo dục này, kết hợp với sự duy trì và thậm chí tăng vọt về các nguồn tài nguyên giáo dục (đặc biệt là số lượng giáo viên), đã thúc đẩy sự nâng cấp về phương tiện giảng dạy và tỉ lệ giáo viên-học sinh. Điều này thể hiện rõ nét trong các trường mẫu giáo và tiểu học, với ích thước lớp học được thu nhỏ lại: hiện nay sĩ số trung bình của lớp mẫu giáo là 26 học sinh và ở lớp tiểu học là 23 học sinh, so với con số 40 và 30 học sinh trong thập kỷ 1960.

Những Thử thách Hiện tại

Sự phát triển trong mặt trận giáo dục đã mở rộng cửa các trường trung học cơ sở và trung học cho đại đa số trẻ em ở Pháp. Những trường này cũng giúp những loại hình học sinh mới, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh bất thuận lợi, có cơ hội đạt được một mức giáo đục và đào tạo mà trước đây chúng không thể có được. Nhưng sự dân chủ hóa này cũng đặt ra một thử thách mới: đảm bảo một nền giáo dục phổ thông và các cơ hội bình đẳng về học thuật cho tất cả các trẻ, bất kể với hoàn cảnh gia đình nào.

Sự gia tăng vượt bậc về số lượng những học sinh thành công trong việc học cũng không che đậy những trường hợp học sinh thất bại ở nhà trường, thường lộ ra trong vòng vài năm học đầu tiên. Trong hệ thống giáo dục của Pháp, những trẻ em này trước đây đã bị 'phạt' bằng cách cho lưu ban với danh hiệu là 'học sinh học chậm'; và cho đến ngày nay vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết những trường hợp này. Những khó khăn này đã thể hiện rõ trong một cuộc khảo sát chi tiết vào năm 1997 với các học sinh ở năm đầu của cấp trung học cơ sở: có 15% học sinh đọc rất chậm và 4% hầu như dốt đặc. Hầu hết những học sinh này sẽ cảm thấy khó khăn để vượt qua những trở lực này. Vài năm sau chúng sẽ nằm trong đội ngũ những thanh niên rời ghế nhà trường mà không có một bằng cấp nào cả.

Thích nghi với các Nhu cầu Đặc biệt

Ở cấp mẫu giáo và cấp tiểu học, với chương trình đặt trọng tâm vào các môn ngôn ngữ, việc tổ chức chương trình của các giai đoạn học đã có nhiều linh hoạt, cho phép học sinh có thể học với nhiều tốc độ khác nhau tùy khả năng của mình. Ngoài ra mỗi tuần nhà trường có 2 giờ dạy kèm để bổ sung cho các học sinh có nhu cầu phải học thêm. Mạng lưới các chuyên gia, với chức năng giúp đỡ cho các học sinh gặp khó khăn trong việc học, luận hỗ trợ cho các học sinh này ở mức độ tối đa.

Tất cả học sinh trong cùng khu vực đều theo học một trường trung học cơ sở, trước khi tách rời để vào các trường trung học khác nhau. Do đó, các trường trung học cơ sở phải đối phó với nhiệm vụ cung ứng một chuẩn mực giáo dục đồng nhất cho những học sinh với các trình độ khác nhau. Việc các giáo viên đứng trên bục giảng để dạy một bài học chung cho một lớp có nhiều trình độ khác nhau đã trở nên lỗi thời. Các trường trung học cơ sở ngày nay phải bố trí ít nhất 2 giờ mỗi tuần đối với lớp thứ 6 để cập nhật trình độ cho học sinh, hoặc phải kèm cặp các học sinh yếu kém ở lớp thứ 6 và lớp thứ 5. Các phương pháp giảng dạy nhằm kích thích sự ham thích học hỏi của học sinh đã được áp dụng với các bài học đa dạng. Tương tự như vậy, ở các trường trung học, hai giờ mỗi tuần đã được để la để kèm các môn tiếng Pháp và toán cho những học sinh chưa đạt yêu cầu.

Để giúp các học sinh có điều kiện không thuận lợi, chính quyền Pháp đã có chính sách trợ cấp cho những trường trong các vùng gọi là 'khu vực giáo dục ưu tiên' (ZEP), nơi có môi trường xã hội và văn hóa không thuận lợi gây khó khăn chơ việc học của học sinh. Có 18% học sinh tiểu học và 21% học sinh trung học cơ sở đến các trường ở những ZEP này.

Xa hơn những kiến thức căn bản cần thiết cho bất kỳ người lớn nào, nhà trường còn phải chuẩn bị cho thanh niên một đời sống làm việc thành công. Chất lượng giảng dạy đang được ráo riết để đạt tới tại Pháp. Chất lượng giảng dạy này sẽ đảm bảo cho các học sinh không bị thất nghiệp khi ra trường, và là một tài sản thiết yếu để học sinh thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Bằng cấp: Cầu nối đến Việc làm

Trong vòng 20 năm, những thanh niên rời ghế nhà trường mà không có bằng cấp đầy đủ đã phải đối phó một cách vật vã với nạn thất nghiệp. Vào khoảng giữa thập kỷ 1990, những thanh niên ưu tú nhất, đến lúc đó đã tương đối dư thừa, bắt đầu cảm thây mọi sự khó khăn hơn. Tuy nhiên kể từ năm 1998, họ là những người đầu tiên được hường lợi ích của sự cải tiến thị trường việc làm.

Thực tế là vị trí tương lai của một người tùy thuộc vào thành tích học tập của người đó. Chỉ năm năm sau khi học xong, những người có bằng cấp có khả năng gấp 5 lần để giữ những những chức vụ điều hành hay quản lý trung cấp so với những người vào làm việc chỉ với bằng Tú tài. Rất nhiều người có được những công việc tết cao nhất trong cả lĩnh vực kỹ thuật lẫn các lĩnh vực chuyên môn khác đều có bằng tốt nghiệp từ một trường đại học cấp cao hoặc đã hoàn tất giai đoạn thứ ba ở đại học.

Trong khi điều này đã thể hiện được giá trị đi đôi với chất lượng về học thuật, một điều làm cho người ta phải quan ngại là sự không đồng đều về trình độ đã xuất hiện rất sớm ở trường học, và đã để lại những tác động lâu dài đối với công việc của từng cá nhân. Mục tiêu của công tác giáo dục thường xuyên, ngày nay gọi là 'giáo dục suốt đời', chính là tạo một cơ hội thứ hai để làm giảm bớt sự thiếu căn bản trong giáo dục; tuy nhiên công tác này thường  không thực hiện được một cách hoàn hảo vai trò của mình.

Cùng lúc đó có một lập luận cho rằng kinh nghiệm trong công việc cũng có giá trị ngang với chất lượng đào tạo tại nhà trường. Nhưng thủ tục để hợp thức hóa những thành tích nghề nghiệp vẫn còn gặp nhiều trở lực nghiêm trang. Trong năm 1998, chỉ có 12.000 người đã hợp thức hóa được những thành tích về kinh nghiệm, chủ yếu là qua giáo dục đại học. Ngày nay, Dự luật về Hiện đại hóa Xã hội đã đưa ra một viễn cảnh về mở rộng hệ thống giáo dục ngõ hầu có thể cung ứng một cơ hội thứ hai thực sự cho những người mà kỹ năng hạn chế của họ vốn trước kia chưa được phát hiện ở nhà trường.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2081-02-633492263096875000/Giao-duc/Su-kiem-soat-va-chinh-sach-cua-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận