Động thực vật của New Zealand
Nguyên thủy có tới 80% diện tích của New Zealand được bao phủ bởi rừng. Hiện nay còn 23%, phần lớn nằm trong các công viên quốc gia, công viên rừng và các khu bảo tồn. Một trong những nét thu hút chính của đất nước này là đời sống hoang dã, với rất nhiều loài độc đáo về thực vật, chim và côn trùng. Thiên nhiên ở New Zealand rất hấp dẫn và rất khác với những nơi khác trên thế giới.
Những loại cây nguyên thủy ở đây phần lớn là cây quanh năm xanh lá, bao gồm những loại cây có quả hình nón khổng lồ như cây caori, rimu và totara và một số loài cây sồi. Khoảng ba phần tư của các loài hoa ở đây rất độc đáo. Các loài cây ở vùng cận núi cao lất hấp dẫn các nhà thực vật học. Ở bờ biển có loại cây lanh nguyên thủy to lớn, cây toe toe và cỏ đồng hoang. Cây đước ở miền Bắc là cánh vẫn thường thấy dọc đường, cũng như loài cây pohutukawa to lớn ở vùng ven biển. Những cây này được gọi là 'cây Giáng sinh của New Zealand' vì hoa màu đỏ của nó nở rộ vào tháng 12.
Giống vật có vú trên cạn nguyên gối ở đây chỉ có hai loài dơi và một số loài chim không biết bay. Chim kiwi, loài chim quốc gia của New Zealand, được đặt tên theo tiếng kêu của chúng, là một loài chim ăn đêm. Giống chim này bằng cỡ con gà mái nhỏ; với dấu vết còn lại của đôi cánh, đôi chân khỏe, và hai lỗ mũi ở đầu chiếc mỏ dài dùng để đánh hơi côn trùng.
Ở đây còn có loài cú nhỏ thổ sản, loài vịt Paradise nhiều màu, loài chim bói cá màu vàng xanh sặc sỡ, và nhiều loài chim biển khác. Nhưng những loài chim nguyên thủy phổ biến nhất ở đây lại rất khác với những giống họ hàng của chúng ở nước ngoài. Chim bồ câu đuôi quạt nhanh nhẹn thường đi theo những người bộ hành để ăn những loại côn trùng mà họ giết được; loài chim bồ câu bản xứ to lớn và nhiều màu; loài chim tui, một loài hót hay và hay nhại tiếng người, với một yếm thịt màu trắng trên cổ.
New Zealand có nhiều loài bò sát, tuy nhiên ở đây lại không có rắn và những loài bò sát có nọc độc hay có hại. Tất cả các loài côn trùng, nhện và ốc sên và các loài sâu ở đây đều rất độc đáo. Loài côn trùng nặng nhất ở đây là con weta, một loài vật lớn tương tự như con dế, trông rất dữ tợn nhưng lại vô hại. Những con ốc sên lớn và loài ếch còn tồn tại trong những môi trường cách biệt trên núi và các hòn đảo. Nhiều loài cá là độc nhất trong các vùng biển của New Zealand.
Mùa màng nông nghiệp và gia súc là rất cần thiết cho nền kinh tế. Những cây thông đưa từ nước ngoài vào, được trồng với mục đích thương mại để lấy gỗ và làm bột giấy, đã giúp bảo vệ rừng tự nhiên, vì chúng mọc nhanh hơn các loài cây tự nhiên tại đây. Một số loài vật đưa từ nước ngoài vào đã phát triển nhanh đến mức người ta xếp chúng vào loài có hại vì những tác động của chúng đến thực vật tự nhiên và đời sống của loài chim. Con opossum (thú có túi ô-pốt) nhập từ Úc đã tăng trưởng đến mức hiện nay có tới 50 triệu con ở New Zealand. Một số loài thực vật đu nhập đã được coi như độc hại như cây kim tước và cây đậu chổi.
Có hơn 150 loài cây bản xứ, chiếm 10% số loài tại đây, và nhiều loài chim đang có nguy cơ diệt chủng. Cục Bảo tồn và những tổ chức bảo tồn phi chính phủ đã cùng làm việc với nhau để bảo tồn những loài này và giáo dục các công dân New Zealand và du khách trong vấn đề bảo tồn những loài sinh vật quý hiếm.