Tài liệu: New Zealand - Nền văn hóa hiện đại

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hai họa sĩ Âu châu được ca ngợi nhất của New Zealand là Colin McCahon (1919-87) và Prances Hodgkins (1869-1947). Những họa sĩ người Âu đầu tiên ở New Zealand là các họa
New Zealand - Nền văn hóa hiện đại

Nội dung

Nền văn hóa hiện đại

                NGHỆ THUẬT

            Hai họa sĩ Âu châu được ca ngợi nhất của New Zealand là Colin McCahon (1919-87) và Prances Hodgkins (1869-1947). Những họa sĩ người Âu đầu tiên ở New Zealand là các họa sĩ vẽ phác thảo như William Hodges, người đã theo thuyền trưởng Cook trong chuyến du hành đến Thái Bình Dương lần thứ hai, và họa sĩ quân đội Edward Arthur Williams. Những phong cách ít chính quy hơn của chủ nghĩa hiện thực lãng mạn đã phát triển qua giai đoạn 1860-80, với các cộng đồng nghệ thuật được hình thành ở Auckland (1870), Otago (1876), Canterbury (1880) và Wellington (1882). Những trường phái nghệ thuật đầu tiên được hình thành ở Dunedin vào năm 1870 và ở Canterbury vào năm 1882.

            Nghệ thuật vẽ chân dung đã hưng thịnh vào đầu thế kỷ 20, bao gồm cả chân dung người trong khung cảnh ngoài trời hay nội thất. Chân dung nhiều người Maori đã được vẽ trong thời kỳ này, nổi bật nhất là các tranh của Charles F Goldie. Hội họa trong nửa đầu thế kỷ 20 đã thay đổi từ những hình ảnh sung túc của đất nước sang những thể hiện dai dẳng về sự khó khăn ở cả phong cách hiện thực lẫn phong cách biểu tượng. Những họa sĩ vẽ về chiến tranh có G. E. Butler và N. Welch trong Thế chiến thứ I, và Alan Barns-Graham, Russell Clark và Peter Mcintyre trong Thế chiến thứ II.

            Trong nửa sau của thế kỷ 20, nghệ thuật đã chuyển hướng từ chủ nghĩa lập thể sang nghệ thuật trừu tượng và nghệ thuật truyền thông đại chúng. Và giữa thập kỷ 1970 nghệ thuật từ chủ nghĩa hiện thực đã chuyển sang chủ nghĩa biểu tượng. Bối cảnh các ngành nghệ thuật trong thập kỷ 1980 và 1990, bao gồm điêu khắc, nghề đồ gốm và nghệ thuật biểu diễn, đã chịu ảnh hường của chủ nghĩa nam nữ bình quyền và một chút cảm xúc của nền văn hóa Maori.

            ĐIỆN ẢNH

            Cảnh đầu tiên ở New Zealand được đưa vào phim năm 1896. Hai năm sau, A.H. Whitehouse đã quay bộ phim đầu tiên của đất nước này. Cuốn phim truyện đầu tiên của New Zealand là phim George Tarr được quay năm l9l4, dựa theo câu chuyện Hinemoa của người Maori. Trong các thập kỷ 1920 và 1930 hầu hết các phim được quay là phim thời sự hoặc phóng sự, chỉ với vài phim truyện của các đạo diễn Edwin Coubty và Rudall Hayward. Coubray là người đầu tiên sử dụng âm thanh trong phim, và cuốn phim có tiếng nói đầu tiên là phim 'Down on the Farm' (Đến Nông Trại). Đến cuối thập kỷ 1920 và thập kỷ 1930 có các đạo diễn quốc tế như đạo diễn người Mỹ Aiexander Mackay, rất nhiệt tình trong việc ghi lại văn hóa của người Maori. Cơ quan Phim ảnh Quốc gia được thành lập năm 1941, bắt đầu với những bộ phim tài liệu về chiến tranh. Phim màu đầu tiên được quay năm 1972.

            Những diễn viên nổi tiếng của New Zealand có Sam Neill, đóng vai nam chính trong phim 'Jurassic Park' (Công viên Kỷ Jura), và Russell Crowe, người đoạt giải thưởng Hàn lâm về diễn viên xuất sắc nhất trong phim 'Gladiator' (Đấu sĩ) Nữ đạo diễn Jane Campion đã đoạt giải Hàn lâm với phim 'The Piano' (Đàn Dương cầm) (1993). Bộ phim này đã đoạt giải nhất về kịch bản phim và giải nhất về nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (An na Paquin), đồng thời được đề cử về kỹ thuật quay phim trong giải Oscar năm 1994. Một bộ phim khác của Campion là 'An Angel At My Table' (Vị Thiên Thần Trên Bàn) (1990), đã đoạt 21 giải thưởng quốc tế. Những nhà sản xuất phim nhiều nhất là Larry Parr, Owen Hugles và James Wallace. Những đạo diễn dẫn đầu là Gregor Nicholas, Gaylene Preston và Ian Mune.

            Đạo diễn Peter Jackson hiện nay đang nhận được nhiều sự chú ý của thế giới về bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của J.R.R. Toikien, 'The Lord of the Rings' (Chúa Tể của Những Chiếc Nhẫn). Những hãng phim hàng đầu là Frame Up Films Ltd., He Taonga Productions và James Wallace Productions.

            VĂN HỌC

            New Zealand đã có một nền văn học truyền khẩu sâu sắc về những bài thơ, những câu chuyện truyền thuyết, những thiên anh hùng ca và những bài kinh của người Maori. Phong cách tường thuật của những tác phẩm này rất nổi bật với lối kể lại những chuyện quá khứ trong thời kỳ hiện tại. Những học giả người Âu đã lưu trữ rất nhiều tác phẩm Maori vào nửa cuối thế kỷ 19, khi họ tin rằng người Maori đang bị tuyệt chủng. Kho thông tin này từ đó đã được phổ biến không những cho những người Maori cần nghiên cứu về di sản văn hóa của họ, mà còn qua những chương trình học tại các trường đại học của New Zealand.

            Những tác giả đáng chú ý của thế kỷ 20 có nhà thơ Fleur Adcock; Sylvia Ashton-Warner, tác giả của quyển tiểu thuyết bán chạy nhất thế giới 'Spinster' (Người Đàn Bà Không Chồng); Al1en Curnow, đã đoạt Huy chương vàng của Nữ hoàng về thơ; Gian Duff, mà quyển tiểu thuyết về người Maori 'Once Were Warriors' (Đã Một Thời Là Chiến Binh) được chuyển thể thành phim vào năm 1995; Janet Frame, mà quyển tự thuật của bà đã được chuyển thể thành cuốn phim đoạt giải 'An Angel at My Table' (Vị Thiên Thần Trên Bàn); nhà tiểu thuyết người Maori Keri Hulme; và nhà viết truyện ngắn có những ảnh hưởng sâu sắc là Katherine Mansfield.  

            BẢO TÀNG VÀ PHÒNG TRƯNG BÀY

            Trong năm 2000 có khoảng 600 các bảo tàng nhà nước và phòng trưng bày nghệ thuật, trong số đó có 60% được chính phủ tài trợ.

            Bảo tàng quốc gia Te Papa khai trương ở Wellington vào năm 1998. 75% trong số lượng khách bình quân hàng năm đến đây (15 triệu lượt khách) là người New Zealand. Nhưng bảo tàng này đã có trên 5 triệu khách nước ngoài đến tham quan - nhiều hơn cả dân số của New Zealand. Te Papa có những bộ sưu tập lớn về lịch sử tự nhiên, nhiếp ảnh, nghệ thuật và dân tộc học, trong đó có 16.000 mẫu vật của người Maori. Năm 1999 bảo tàng này đã đoạt giải thướng Văn hóa Di sản nhờ sự trưng bày xuất sắc về lịch sử. Đối với Giải thưởng Du lịch năm 2000, bảo tàng này đã đoạt giải về đổi mới du lịch và về kinh nghiệm của khách tham quan.

            Những bộ sưa tập về lịch sử dân tộc học và lịch sử tự nhiên có thể được tìm thấy ở bảo tàng Otago tại Dunedine, bảo tàng Canterbury tại Christchurch, và bảo tàng Kỷ niệm Chiến tranh Auckland. Bảo tàng Auckland có một bộ sưu tập hàng đầu thế giới về người Maori, trong đó có 3 tòa nhà của người Maori và một chiếc xuồng chiến dài 25 mét. Những bảo tàng chuyên biệt có bảo tàng Vận tải, Công nghệ và Khoa học Xã hội của Auckland. Airforce Worid - bảo tàng của Không lực Hoàng gia New Zealand - tọa lạc tại Christchurch.

            Nhà Kỷ niệm Chiến tranh Quốc gia tọa lác tại Wellington, được xây dựng năm 1931. Nhà kỷ niệm này, nổi tiếng với tháp chuông của nó, đã tiếp nhận hàng năm khoảng 20.000 khách tham quan. Bảo tàng Quốc gia, hiện nay ở Te Papa, lúc đầu được khánh thành tại Wellington năm 1936. Bảo tàng này có rất nhiều những sưu tập về hội họa của Úc.

            Những phòng trưng bày nổi bật có Phòng trưng bày Công cộng Dunedine, một phòng trưng bày lâu đời nhất của New Zealand; Phòng trưng bày Robert Mcdougall với hơn 4.000 tác phẩm; và Phòng trưng bày Thành phố Auckland. Phòng Trưng bày Nghệ thuật Thành phố được thành lập từ năm 1888, và những bộ sưu tập ở đây có niên đại từ những năm 1770.

            ÂM NHẠC

            Hai trong số những đơn vị nghệ sĩ được thế giới ca ngợi của New Zealand trong thế kỷ 20 là ca sĩ hát giọng nữ cao cổ điển Dame Kiri Te Kanawa, và ban nhạc poplrock Crowded House. Te Kanawa sinh tại Gisborne năm 1944, nhưng cô lại nổi tiếng sau khi biểu diễn tại Nhà hát Opera Hoàng gia tại Luân Đôn năm 1971. Crowded House cũng nhận được nhiều vinh dự. Neil và Tim Finn, hai anh em của ban nhạc này đã được giải thưởng OBE năm 1993. Những nhạc sĩ nổi bật có Douglas Lilburn, đã được Vaughan Williams dạy tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Luân Đôn. Ngoài ra có người làm trò vui là Howard Morrison, một người Maori đã được đề cử làm đại sứ văn hóa năm 1986.

            TÔN GIÁO

            Luật lệ của New Zealand cho phép tự do tôn giáo, và chính phủ đã tôn trọng những luật lệ này. Mối quan hệ thân thiện giữa các tôn giáo trong xã hội đã góp phần thêm vào quyền tự do tôn giáo ở đây.

            Với dân số khoảng 3,9 triệu người, tôn giáo chính của New Zealand là Cơ đốc giáo. Theo thống kê năm 2001, khoảng 55% dân số ở đây theo Cơ đốc giáo. Ba giáo phái chính của Cơ đốc giáo là giáo phái Anh, giáo phái Scotland và Hội Giám lý đã bị giảm số giáo dân trong vòng từ 1996 đến 2001. Trong khi đó giáo dân của giáo phái Thiên chúa giáo La mã lại gia tăng. Giáo phái Anh có tỉ lệ giáo dân cao nhất trong Cơ đốc giáo, chiếm 15% dân số New Zealand. Những nhà thờ Cơ đốc giáo của người Maori đã gia tăng đáng kể trong khoảng thời gian này. Những người theo phái chính thống, sau khi gia tăng 55% trong khoảng từ 1991 đến 1996, đã giảm đi 19% trong khoảng từ 1996 đến 2001, chỉ còn dưới 1% dân số.

            Những nhóm tôn giáo ngoài Cơ đốc giáo cũng gia tăng. Những người theo đạo Lão gia tăng 97%, đạo Hồi tăng 73%, đạo Hindu tăng 53%, và đạo Phật tăng 47%. Số giáo dân của đạo Hindu hiện nay chiếm khoảng 1% dân số, đạo Phật cũng vậy. Số người không theo một tôn giáo nào chiếm tỉ lệ khoảng 27% của dân sốnew Zealand.

            Đạo luật Giáo dục năm ban hành năm 1964 có qui định rằng việc giảng dạy,ở các trường tiểu học công lập là 'có đặc điểm hoàn toàn thế tục'. Tuy nhiên đạo luật này cũng cho phép việc giảng dạy và tuân thủ theo các điều luật tôn giáo ở một chừng mực hạn chế nhất định nào đó. Nếu như hội đồng nhà trường ra quyết định, bất kỳ lớp học nào cũng có thể đóng cửa vào bất kỳ thời gian nào cho mục đích giảng dạy về tôn giáo. Tuy nhiên việc tham dự các buổi giảng dạy này là không bắt buộc.

            Theo Bộ phận Pháp lý của Bộ Giáo dục, những trường trung học công lập có thể cho phép các buổi giảng dạy về tôn giáo theo ý của ban giám hiệu nhà trường. Bộ Giáo dục không cần tập trung vào số liệu có bao nhiêu trường tiểu học hoặc trung học có tổ chức các buổi giảng dạy về tôn giáo, tuy nhiên chỉ qui định là những buổi giảng dạy này được bố trí sau giờ học bình thường.

            Chính sách của chính phủ nhìn chung là đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên một số doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu như họ hoạt động vào nhưng ngày lễ chính thức như ngày Giáng sinh, ngày Thứ Sáu tuần thánh hay ngày Phục sinh. Các cộng đồng phi Cơ đốc giáo, tuy nhỏ nhưng ngày càng gia tăng, đã kêu gọi chính phủ xem xét đến sự đa đảng của các tôn giáo ở đây. Để đáp ứng, chính phủ đã gở bỏ một số điều cưỡng ép đối với các hoạt động mậu địch liên quan đến niềm tin Cơ đốc giáo. Năm 2001 chính phủ đã ra những điều luật mới cho phép một số loại hình kinh doanh vẫn mở cửa vào ngày Thứ Sáu tuần thánh và ngày Phục sinh. Tuy nhiên nhiều loại hình kinh doanh khác vẫn bị phạt nếu như hoạt động vào những ngày lễ Cơ đốc giáo này. Thực tế, chưa có sự phản ánh nào về việc cầm tù hay giam giữ lyên quan đến những vấn đề tôn giáo.

            LỄ HỘI

            Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Maori

             Lễ hội này được tổ chức hai năm một lần, kéo dài trong 3 ngày vào tháng 2. Lễ hội này được tổ chức lẩn đầu ở Rotorua năm 1972, theo một quyết định của chính phủ nhằm tổ chức một cuộc thi về văn hóa Maori. Năm 1998, khi lễ hội này được tổ chức tại Trentham, Wellington, chi phí đầu tư là 1triệu NZ$ và sau đó ban tổ chức đã thu lai l5 triệu NZ$.

            Lễ hội New Zealand

            Lễ hội này cũng được tổ chức hai năm một lần, kéo dài 3 tuần trong tháng 2 và tháng 3. Vào dịp lễ hội lần thứ tám (năm 2000), 265.000 vé đã được bán ra cho các hoạt động nghệ thuật với trên 1.000 diễn viên. Tại đây, cuộc Diễu hành Quân đội Edinburgh lần đầu tiên được tổ chức ngoài Scotland, tại sân vận động mới của Wellington. Một chương trình gồm các hoạt động miễn vé vào cửa đã thu hút 250.000 khách đến dự.

            Lễ hội Nghệ thuật Christchurch

            Đây cũng là lễ hội được tổ chức hai năm một lần, kéo dài 3 tuần từ tháng 7 đến tháng 8, vào các năm lẻ, diễn ra tại Christchurch.

            Lễ hội Mùa Đông Queenstown

            Lễ hội Mùa Đông của Queenstown được tổ chức hàng năm vào tháng 7. Lễ hội này bất đầu có từ năm 1973, kéo dài 10 ngày và tập trung vào các trò chơi thể thao mùa Đông trên đỉnh Coronet.

            Lễ hội Nông nghiệp Auckland

            Đây là lễ hội của vùng Auckland, nay được gọi là cuộc Trưng bày Phục sinh Hoàng gia, bắt đầu có từ năm 1843.

            Lễ Kỷ niệm Waitangi

            Lễ này được tổ chức trên khắp đất nước New Zealand vào ngày 6 tháng 2 hàng năm. Đây là dịp để người dân New Zealand tưởng nhớ ngày ký Hiệp ước Waitangi vào ngày 6 tháng 2 năm 1840. Cuộc lễ quốc gia này được truyền hình trong cả nước. Ở Wellington có tổ chức cuộc đua ngựa tranh cúp Auckland.

            Đua thuyền Trên sông Ngaruawahia

            Đây là cuộc đua thuyền Maori duy nhất, được tổ chức vào tháng 3 hàng năm gần Hamilton. Cùng với việc đua thuyền còn có các hoạt động bơi ngựa, chèo thuyền, đua thuyền máy, thi các điệu múa bộ tộc, và nhiều hoạt động khác.

            Lễ hội Nhạc Jazz

            Lễ hội này kéo dài suốt gần 20 ngày, với các nghệ sĩ từ New Zealand, châu Âu, Mỹ, châu Á và Úc biểu diễn các loại âm nhạc truyền thống và hiện đại. Trung tâm của nội dung trong lễ hội này là nhạc jazz. Lễ hội được tổ chức tại nhiều địa điểm trong thành phố wellington.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2141-02-633493740511875000/Van-hoa---Xa-hoi/Nen-van-hoa-hien-dai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận