Tài liệu: New Zealand - Vận tải

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vận tải là một thành tố chính tlong hoạt động kinh tế ở New Zealand. Hệ thống vận tải của đất nước này có những đặc trưng riêng của nó, không những chỉ vì New Zealand lệ thuộc
New Zealand - Vận tải

Nội dung

Vận tải

Vận tải là một thành tố chính tlong hoạt động kinh tế ở New Zealand. Hệ thống vận tải của đất nước này có những đặc trưng riêng của nó, không những chỉ vì New Zealand lệ thuộc vào mậu dịch quốc tế và cách xa nhiều đối tác của nó, mà còn vì địa hình lởm chởm và dân số rải rác và vì đất nước này chia thành hai hòn đảo chính kéo dài đến 2.011km. Do đó việc xây dựng một hệ thống đường bộ và đường sắt nối liền với các cảng và các sân bay đã cần đến một số vốn khá cao so với dân số của New Zealand. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống vận tải nội địa đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tăng trương kinh tế của đất nước này.

Phần lớn cơ sở hạ tầng về vận tải do các công ty độc quyền của nhà nước phát triển và vận hành. Tuy nhiên, trong vòng hai thập kỷ qua, ngành vận tải đã được bãi bỏ các qui định và rào cản về mặt pháp lý đối với sự cạnh tranh đã được tháo gỡ. Những cơ sở do nhà nước sở hữu trước kia đã được nghiệp đoàn hóa và nhiều cơ sở đã được bán lại.

Từ năm 1983, ngành dịch vụ hàng không trong nước đã được bãi bỏ qui định. Năm 1986, những hạn chế về đầu tư từ nước ngoài đối với các hãng hàng không sở hữu nước ngoài tại New Zealand đã được hủy bỏ. Ba phi trường quốc tế lớn và một số các phi trường địa phương đã được cơ cấu lại thành các công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 1998, cổ phần của nhà nước ở các phi trường quốc tế Auckland và Wellington và ở một số phi trường địa phương đã được bán lại.

Những dịch vụ hàng không quốc tế hiệu quả là rất quan trọng đối với New Zealand. Theo đó, New Zealand mong được ký kết với những nước khác những thỏa thuận thoáng nhất và linh hoạt nhất về các dịch vụ hàng không. Kể từ năm 1985, chính sách của New Zealand là khích lệ các đối tác đang thương lượng trong các cuộc thỏa thuận song phương để tiến tới việc tự do hóa của cả hai bên, từ đó gia tăng các cơ hội cạnh tranh trong các thị trường hiện hữu và thị trường tương lai. Những thỏa thuận về dịch vụ hàng không của New Zealand đã được coi là thuộc hàng thoáng nhất trên thế giới.

New Zealand đã dần dần tiến tới việc kiểm toán an toàn và các biện pháp giám sát đối lĩnh vực vận tải. Tác động chung của những hoạt động này là tạo thêm tinh thần trách nhiệm về mặt an toàn cho những người điều hành ngành vận tải và các đối tượng tham gia trong ngành.

ĐƯỜNG BỘ

Chính phủ gần đây đã quyết định về một chương trình thu chi phí xây dựng đường sá mà không phải qua một điều khoản pháp lý cụ thể nào cả. Nguồn vốn cho việc xây dựng này có thể từ những cơ quan tài trợ công cộng hoặc những nhà tài trợ tư nhân liên kết với chính quyền. Bộ Vận tải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cho chương trình này đạt được các mục tiêu mở rộng hệ thống đường sá. Những thay đổi về pháp lý cần thiết cho việc khởi xướng này đã được nêu trong một dự thảo luật trình lên quốc hội vào tháng 12 năm 2002.

ĐƯỜNG SẮT

Hệ thống đường sắt của New Zealand nối liền tất cả các trung tâm dân cư lớn và bao gồm cả ba bến phà nối liền giữa các đảo. Cho đến tháng 10 năm 1990, hệ thống này được duy trì và điều hành bởi một cục của chính phủ, cục này cũng điều hành mạng lưới vận tải hành khách đường bộ, cạnh tranh với các cơ sở tư nhân. Vào tháng 9 năm 1993, ngành kinh doanh này được bán lại cho một tập đoàn các công ty ở New Zealand và nước ngoài, và hệ thống này hiện nay đang được công ty Tranz Rail điều hành. Chính quyền vừa mới mua lại tuyến xe lửa Auckland từ công ty Tranz Rail để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông.

HÀNG HẢI

Khoảng 85% giá trị và 99% số lượng hàng xuất khẩu của New Zealand được vận chuyển bằng đường biển. Tương tự như vậy, 99% giá trị và 75% số lượng hàng nhập khẩu đi qua các hải cảng của New Zealand. Phần lớn lượng hàng này do các công ty nước ngoài chuyên chở.

Lợi nhuận thu được từ sự cải cách ngành công nghiệp bến cảng của New Zealand được thực hiện qua việc nghiệp đoàn hóa và tư nhân hóa các bến cảng và từ chi phí bốc vác thấp do việc tiếp thu công nghệ mới và việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân và giảm bớt sức người. Số lượng công nhân làm việc ở các bến bãi đã giảm đi 60% qua việc thực thi những pháp chế cải cách vào tháng 5 năm 1988. Thời gian quay vòng của các tàu đã giảm bớt nhiều và các nhà xuất khẩu của New Zealand có thể thương lượng các mức cước phí thấp hơn.

Những tàu nước ngoài đã được phép cạnh tranh trên những tuyến đường dọc bờ biển và xuyên qua vùng Tasman. Điều này đã làm lợi thêm cho nền kinh tế, đặc biệt là qua việc giảm được chi phí vận tải và gia tăng cơ hội chọn lựa trong các dịch vụ vận chuyển ven biển đới với các lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp.

HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

New Zealand là một trong những nước có mức vận tải hàng không cao nhất trên thế giới. Với dân số chưa đến 4 triệu người đã có trên 8.600 phi công và 3.300 phi cơ. Những phi cơ cỡ lớn đã được sử dụng cho việc vận tải hàng hóa và hành khách trong các tuyến quốc tế và nội địa. Những máy bay nhỏ, kể cả các loại trực thăng, được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và du lịch cũng như cho các dịch vụ theo kế hoạch trên các tuyến đường liên tỉnh.

Mười bảy hãng hàng không quốc tế, trong đó có Air New Zealand, đã nối liền New Zealand với phần còn lại của thế giới đối với cả hành khách lẫn hàng hóa. Những chuyến bay quốc tế được điều hành từ những phi trường quốc tế, trong số đó các phi trường Auckland, Wellington và Christchurch là quan trọng nhất. Hamilton, Bắc Palmerston, Queenstown và Dunedin là những phi trường hạng hai, được sử dụng cho một số tuyến bay quốc tế, chủ yếu là tuyến Tasman.

Air New Zealand và Qantas New Zealand là những hãng hàng không quốc nội lớn nhất, trong khi đó một số hãng nhỏ hơn cạnh tranh với nhau trên các tuyến đường liên tỉnh. Tháng 9 năm 200l, Air New Zealand đã đặt chi nhánh Ansett được sự quản trị tự nguyện. Điều này cùng với sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã đẩy Air New Zealand vào tình trạng gay go về tài chính.

Để đối phó với tình trạng này, chính phủ New Zealand đã có một chương trình cứu vãn cho Air New Zealand. Chính phủ đã góp vốn cho Air New Zealand với trị giá 885 triệu NZ$. Từ đó Air New Zeaiand vẫn tiếp tục nằm trong danh sách thị trường chứng khoán của New Zealand.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

New Zealand là quốc gia đầu tiên mở cửa thị trường viễn thông cho việc cạnh tranh vào năm 1989. Ngành viễn thông của New Zealand đã tư hữu hóa vào tháng 8 năm 1990, và ngày nay tất cả những công ty cạnh tranh lớn đều thuộc sở hữu tư nhân. Các dịch vụ kinh doanh ở địa phương được cung ứng bởi các công ty như Telecom New Zealand, Telstra Clear, Walker Wireless, cùng và một số công ty khác. Để cạnh tranh với Telecom New Zealand, Telstra Saturn đã lắp đặt mạng lưới cáp đồng trục ở Wellington, và tiếp tục có những mạng lưới tương tự ở Christchurch và Auckland. Những số liệu gần đây nhất cho thấy có ít nhất 16 nhà cung cấp các dịch vụ gọi trong nước và quốc tế. Telecom New Zealand và Vodafune hiện nay có dịch vụ điện thoại di động, và có dấu hiệu một công ty thứ ba sẽ nhảy vào thị trường này.

Giá cước truy cập Internet của New Zealand có khuynh hướng hạ hơn giá bình quân của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Mức cước phí thấp này đã khích lệ người dân New Zealand truy cập Internet nhiều hơn. New Zealand được xếp hạng rất cao trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về tỉ lệ máy chủ và máy phục vụ đối với dân số của mình.

Vào tháng 12 năm 2000 chính phủ đã ban hành một quyết định về một số cải tổ, trong đó có việc bổ nhiệm một ủy viên hội đồng về viễn thông trong Hội đồng Thương mại để giải quyết những tranh chấp về việc truy cập trong một số dịch vụ của Telecom New Zealand.

Trước năm 1998, hầu hết các dịch vụ bựa điện được cung ứng bởi Công ty Bưu điện New Zealand, một cơ quan kinh doanh thuộc quyền sở hữu nhà nước. Năm 1998, chính phủ đã ban hành Đạo luật Dịch vụ Bưu điện, theo đó hủy bỏ sự độc quyền của Công ty Bưu điện New Zealand trong việc chuyển phát thư tín từ ngày 1 tháng 4 năm 1998. Kết quả của đạo luật này là hiện nay có một số nhà dịch vụ đã đăng ký trong thị trường chuyển phát thư tín, cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ bưu điện mới và nhiều mức giá khác nhau. Người ta kỳ vọng rằng sẽ tiếp tục có sự cạnh tranh ngày một gia tăng do kết quả của việc bãi bỏ các qui định. Tuy nhiên Công ty Bưu điện New Zealand vẫn được kỳ vọng là thu được nhiều lợi nhuận và duy trì các chuẩn mực cao trong dịch vụ trong khi cạnh tranh với các đối thủ của họ trên một dải rộng các loại hình dịch vụ khác nhau.

Hai mạng lưới radio chính ở New Zealand được cung ứng bởi Radio New Zealand Limited. Ngoài ra có rất nhiều trạm phát thanh của tư nhân. Television New Zealand Limited (TVNZ), đài truyền hình sở hữu nhà nước của New Zealand, đã phục vụ người xem với một nội dung chương trình trải rộng. Các dịch vụ truyền hình trả cước với các hệ digital và analogue được truyền từ vệ tinh, và ở một số khu vực cũng có hệ thống truyền qua cáp.

Có 5 tờ nhật báo ở các trung tâm lớn và vô số các báo tỉnh và báo cộng đồng khác, tất cả đều và sở hữu tư nhân. Ngoài ra còn có hai tờ tuần báo kinh doanh của quốc gia, một số dịch vụ báo chí bằng điện thoại và một số lượng đang gia tăng các dịch vụ tin tức qua Internet.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2140-02-633493193000625000/Kinh-te/Van-tai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận