Lịch sử phát triển kinh tế
New Zealand có một nền kinh tế hỗn hợp được điều hành bởi các nguyên tắc thị trường tự do. Đất nước này có những ngành sản xuất và dịch vụ to lớn bổ sung cho một ngành nông nghiệp có hiệu quả cao. Đây là một nền kinh tế tập trung vào hướng mậu dịch, với số lượng xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ chiếm tỉ lệ 33% của đầu ra.
New Zealand sau Thế chiến thứ II có nền nông nghiệp mở rộng và thành công. Trong những thập kỷ 1950 và 1960, một giai đoạn mà lực lượng lao động được duy trì liên tục, tổng sản phẩm nội địa gia tăng ở mức trung bình hàng năm là 4%. Giá nông sản được duy trì ở mức cao, một phần nhờ sự nở rộ của ngành công nghiệp len vào thời kỳ cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn này vẫn có những dấu hiệu của sự yếu kém. Năm 1962, Hội đồng Kinh tế và Tiền tệ đã khuyến cáo chính phủ rằng trong khoảng từ 1949 đến 1960, mức tăng trưởng của năng suất tại New Zealand đã là một trong những mức thấp nhất trong số những nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Vào cuối thập niên 1960, những chính phủ kế tiếp nhau liên tục tìm cách duy trì mức sống cao của New Zealand bằng cách tăng mức vay mượn của nước ngoài và những chính sách bảo hộ kinh tế ngày một mạnh hơn.
Nhiều vấn đề đã nẩy ra cho New Zealand vào thập kỷ 1970. Việc đưa các mặt hàng nông nghiệp vào thị trường thế giới ngày một khó khăn hơn. Việc giá dầu mỏ tăng mạnh vào năm 1973 và 1974 xảy ra đồng thời với việc giảm giá của các mặt hàng xuất khẩu. Đối với các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chính sách của New Zealand chủ yếu là duy trì những hoạt động kinh tế và lực lượng lao động ở mức cao trong một thời gian ngắn. Việc bảo hộ nền công nghiệp nội địa ở mức độ cao đã làm suy yếu tính cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế đối với môi trường thay đổi của thế giới. Sự kết hợp giữa những chính sách vĩ mô mở lộng với sự hỗ trợ cho công nghiệp đã dẫn tới sự mất quân bình ở tầm vĩ mô, những vấn đề về điều chỉnh cơ cấu và một sự gia tăng nhanh những món nợ của chính phủ. Sau đợt tăng giá dầu mỏ và hàng tiêu dùng vào năm 1979 và 1980, vị trí của New Zealand lại còn tệ hơn nữa.
Từ khoảng năm l984, chính sách kinh tế ở New Zealand bắt đầu chuyển hướng, loại bỏ sự can thiệp với nhiều hình thức hỗ trợ của chính phủ. Ở mức độ vĩ mô, các chính sách nhằm vào việc đạt được một mức lạm phát thấp và một vị trí vững chãi về tài chính. Trong khi đó ở mức độ vi mô những cuộc cải tổ đã được đừ kiến nhằm mở cửa nền kinh tế cho những áp lực cạnh tranh và giá cả quốc tế.
Những cuộc cải tổ còn bao gồm cả việc thả nổi tỉ giá hối đoái; việc bãi bỏ sự kiểm soát đối với các biến động về vốn; bãi bỏ việc kiểm soát về giá; bãi bỏ các quy định đối với một số ngành kinh tế; nghiệp đoàn hóa và tư hữu hóa các tài sản nhà nước; và đưa ra pháp chế về thị trường lao động nhằm vào việc tạo thuận lợi cho những mô hình linh động hơn trong việc thương lượng về tiền lương.
Nền kinh tế New Zealand đã tiến triển đáng kể trong thập kỷ 1990. Từ giữa năm 199l kinh tế đã tăng trưởng mạnh, và đến năm 1993 và l994 có mức tăng trưởng vượt bậc.
Sự suy thoái của các đối tác mậu dịch châu á vào cuối năm 1997 và qua năm 1998 đã làm thiệt hại phần nào cho nền kinh tế New Zealand. Cùng với những trận hạn hán ảnh hường đến một phần lớn đất nước trong các mùa Hè năm 1997/1998 và 1998/1999, cuộc 'khủng hoảng châu á' đã làm cho nền kinh tế bị thu nhỏ lại vào nửa đầu năm 1998.
Kể từ đó, nền kinh tế đã tăng trưởng ở diện rộng, trong đó có hai giai đoạn tăng trưởng trên mức trung bình. Giai đoạn thứ nhất là vào nửa sau năm 1999, khi kinh tế bước ra khỏi tình trạng suy sụp với mức tăng trưởng bình quân trong năm lên đến đỉnh điểm là 5%. Sau đó kinh tế lại bị chậm lại trong nửa đầu năm 2000 vì một số nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng đã bị mất đi. Tuy nhiên sau thời kỳ này kinh tế lại tăng trưởng mạnh, với hai vụ thu hoạch nông nghiệp bội thu, giá cả lên cao cho hàng tiêu dùng xuất khẩu của New Zealand trên thị trường quốc tế, một tỉ giá hối đoái có sức cạnh tranh và một thị trường lao động dồi dào đã góp phần cho các nguồn thu nhập lớn lao trong tất cả các mặt của nền kinh tế.
Trong thời kỳ 1991 - 1994, số tiền bội chi được duy trì ở mức thấp, chỉ ở khoảng 1% đến 2,5% so với tổng sản lượng nội địa. Từ giữa thập niên 1990, mức bội chi đại gia tăng lên bình quân 6,6% tính đến cuối năm 1999. Tình hình này do sự thay đổi cục diện trong mậu dịch hàng hóa và do sự gia tăng bội chi về thu nhập trong đầu tư quốc tế đã lên đến mức 7% tổng sản phẩm nội địa.