Tài liệu: New Zealand - Cơ cấu và sự phát triển của ngành tài chính

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ năm 1984, ngành tài chính của New Zealand đã trải qua một quá trình bãi bỏ các qui định một cách toàn diện. Mục đích chính của việc bãi bỏ qui định này là nhằm cải tiến
New Zealand - Cơ cấu và sự phát triển của ngành tài chính

Nội dung

Cơ cấu và sự phát triển của ngành tài chính

Từ năm 1984, ngành tài chính của New Zealand đã trải qua một quá trình bãi bỏ các qui định một cách toàn diện. Mục đích chính của việc bãi bỏ qui định này là nhằm cải tiến hiệu quả của ngành tài chính, làm cho nó có sức cạnh tranh hơn và đưa ra nguyên tắc về thị trường như là một sự điều tiết chính cho thị trường tài chính. Các chính sách được hướng vào việc giảm thiểu những trở ngại cho sự cạnh tranh. Việc kiểm soát mức lãi suất cũng như kiểm soát trong các mặt khác đã bị bãi bỏ và sự phân biệt về pháp lý giữa các loại cơ sở kinh doanh khác nhau đã được giảm bớt.

Việc bãi bỏ qui định đã đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng nhanh của thị trường tiền tệ, vào sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự xuất hiện một dải rộng những công cụ về tài chính, và việc sử dụng ngày càng nhiều những công cụ này đã giúp ngăn chặn những rủi ro về mức lãi suất và tỉ giá hối đoái.

Một lĩnh vực lớn trong việc cải tổ là cho Ngân hàng Dự trữ quyền được đăng ký mở các ngân hàng phụ vào năm 1987. Những đơn vị muốn lập ngân hàng với tên riêng của mình phải đăng ký theo Đạo luật Ngân hàng Dự trữ như một ‘ngân hàng đăng ký’ và chịu sự giám sát của Ngân hàng Dự trữ.

Vào giữa năm 1987, New Zealand có 4 ngân hàng đăng ký, trước kia gọi là ngân hàng mậu dịch. Không có sự hạn chế nào đối với số lượng ngân hàng được đăng ký, số lượng của loại ngân hàng này lên đến đỉnh điểm là 23 vào tháng 8 năm 1990. Tác động tổng hợp của các sự kiện như một số ngân hàng giải thể, một số bị tiếp quản và một số khác liên kết với nhau, và trong thời gian gần đây chỉ một ít ngân hàng mới đăng ký, đã dẫn tới việc sút giảm số lượng ngân hàng xuống còn từ 15 đến 20 trong vòng một thập kỷ vừa qua.

Vào cuối năm 2002 có 17 ngân hàng đăng ký. Mười lăm ngân hàng trong số này là chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng có dịch vụ trên Internet. Hầu hết các ngân hàng đăng ký hoạt động ở qui mô lớn, trong khi chỉ có vài ngân hàng là phục vụ các địch vụ đơn lẻ. Tính đến tháng 6 năm 2002, tổng số vốn của các ngân hàng đăng ký là 195 tỉ NZ$.

Tất cả việc thanh toán liên ngân hàng và rút séc được thực hiện với hệ thống vi tính hiện đại. Vào tháng 3 năm 1998, Ngân hàng Dự trữ và các ngân hàng đăng ký đã hoàn tất hệ thống thanh toán tại chỗ cho hầu hết những khoản chi trả có giá trị lớn. Từ đó, hệ thống này đã phát triển để thanh toán tại chỗ cho tất cả những khoản chi trả với số tiền lớn.

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng đã được duy trì ở tình trạng tốt. Hiệu quả hoạt động được nâng cao và sự tăng nhẹ mức lãi suất đã đóng góp cho một mức lợi nhuận lớn của ngành này vào năm 2002. Cùng lúc đó, mức vốn luôn ở trên mức yêu cầu tối thiểu và các khoản nợ khó đòi ở mức độ rất thấp. Ngành này cũng có tính cạnh tranh cao, với một số ngân hàng hoạt động tập trung vào một thị trường nào đó và gây sức ép đối với những ngân hàng lớn hơn nhờ vào giá cả dịch vụ hợp lý và chi phí thấp.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2140-02-633493192359843750/Kinh-te/Co-cau-va-su-phat-trien-cua-nganh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận