Tài liệu: New Zealand - Phong tục của người Maori

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Theo truyền thống, từ 'Marae' dùng để chỉ marae-atea, là khoảng sân để cử hành các nghi lễ ở phía trước Nhà Hội. Từ này ngày nay thường bao gồm cả quần thể marae, trong đó
New Zealand - Phong tục của người Maori

Nội dung

Phong tục của người Maori

MARAE        

Theo truyền thống, từ 'Marae' dùng để chỉ marae-atea, là khoảng sân để cử hành các nghi lễ ở phía trước Nhà Hội. Từ này ngày nay thường bao gồm cả quần thể marae, trong đó có Nhà Hội, marae-atea và tất cả những nhà và sân có liên quan.

Một marae là tài sản chung của một hapu (một nhánh của bộ tộc) hay iwi (một bộ tộc). Mỗi marae đều có những luật lệ và qui định cho những tương tác của con người với nhau và với môi trường xung quanh.

Có khoảng vài trăm Marae trên khắp đất nước New Zealand. Đ là nơi những truyền thống về nghệ thuật và văn hóa của người Maori thể hiện đầy đủ nhất.

NHÀ HỘI

Nhà Hội là một đặc điểm nổi bật của bất kỳ marae nào. Lối kiến trúc của loại nhà này vẫn giữ từ thế kỷ thứ 12 đến nay. Nhà Moikau ở Wairarapa được các nhà khảo cổ học xác định là căn nhà xưa nhất ở New Zealand.

Nhà này thường có hình đang điển hình là hình chữ nhật với mái dốc đứng, mỗi nhà được đặt tên theo một vị tổ tiên trong bộ tộc. Những bức chạm khắc hoa mỹ, những tấm rèm và những rui, xà được sơn phết đều là những hiện thân của các thần thoại, truyền thuyết, những sự kiện lịch sử và những người được tôn kính. Trước kia, Nhà Hội được dùng làm nơi ở chính, ngày nay nó được dùng Làm chỗ hội họp.

WERO

Mục đích của wero là xác định xem những người khách tới thăm với thái độ hòa bình hay có ý khác. Điều này được xác định bằng cách cử đi một chiến binh để mắng nhiếc và khích động những người khách này. Nếu đoàn người viếng thăm đến với mục đích chiến đấu và giả vờ có thái độ hòa bình thì người chiến binh đó sẽ không thể chịu đựng được và cuộc chiến sẽ nổ ra ngay trước khi những người viếng thăm này được cho vào cổng.

Ngày nay wero đã thay đổi nội dung, và được sử dụng để tiếp đón những vị khách quan trọng. Với những vị khách này wero sẽ được tổ chức để tôn vinh đoàn khách quý này.

KARANGA

Nghi thức này bắt đầu bằng những tiếng gọi của những người phụ nữ của chủ và của khách. Những tiếng gọi này được cất cao giọng và vang đi rất xa. Những tiếng gọi này bao gồm cả những câu chào đón và những câu tỏ lòng biết ơn tổ tiên và những người đã khuất.

HAKA POWHIRI

Đây là một nghi thức dùng để tiếp đón những đoàn khách có chức sắc. Nhóm chủ nhà xếp hàng trước nhà hội của họ để múa và hát những điệu hát trầm bổng trong khi nhóm khách tiến vào sân. Sau đó cả hai bên ngồi xuống ngoài sân để tiến hành các nghi thức chính thức.

KOHA

Đây là một loại quà biếu của nhóm khách tặng cho nhóm chủ nhà. Món quà này nói lên tinh thần có qua có lại, vốn là một nguyên tắc rất quan trọng trong xã hội của người Maori.

Koha không phải đơn thuần là một món quà tặng có tính chất lưu niệm. Đây là dịp để người ta trả lại những gì họ đã được nhận. Một koha phải có giá trị ít nhất bằng hoặc hơn cái mà người ta đã nhận.

Trước kia khách đến thăm thường đem thức ăn cho chủ nhà. Ngày nay tiền được sử dụng để giúp chủ nhà trang trải những chi phí tiếp khách. Đôi khi koha được cho ở dạng khác, chẳng hạn như của cải có giá trị cao hay những món đồ có tính biểu tượng cao.

HONGI

Khi khách đến thăm, chủ nhà sẽ phát biểu. Sau khi lời phát biểu chấm dứt, cả khách và chủ cùng tiến hành nghi thức 'hohou i te rongo', theo đó người ta chạm trán vào nhau, cọ mũi với nhau và bắt tay. Cọ mũi là một nét đặc trưng của người Maori khi chào nhau.

KARAKIA

Karakia hay còn gọi và lễ cầu nguyện đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tụ họp mang tính xã hội của người Maori. Mục đích của karakia là tập trung tinh thần và đoàn kết con người vào một mục tiêu chung. Những cuộc cầu nguyện theo truyền thống thường liên hệ đến đấng sáng tạo và nhắc nhở mọi người về một thế giới thiên nhiên mà trong đó con người phải sống hòa hợp với nhau.

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC MAORI

Chạm gỗ

Khuôn mặt người là mô típ chính trong chạm khắc của người Maori. Thường những bức chạm này có khuôn mặt lớn hơn thân hình. Đây là đặc điểm chung trong nghệ thuật chạm khắc của người Maori khắp đất nước New Zealand.

Theo truyền thống trước đây, các vật liệu dùng để chạm khắc rất đa dạng, bao gồm gỗ, xương, xương cá voi, đá và đá pocfia lục. Ngày nay có loại vật liệu mới là đất sét cũng được sử dụng trong chạm khắc. Tuy nhiên, những loại gỗ bản xứ của New Zealand là loại vật liệu được ưa thích nhất trong nghệ thuật này.

Những chiếc xuồng, nhà hội, binh khí và các loại nhạc khí đã được tạo dáng từ các loại gỗ bản xứ và sau đó được tô điểm bằng các thiết kế chạm khắc. Các loại gỗ cứng thường được dùng cho những loại binh khí, trong khi các loại gỗ mềm được sử dụng để làm các loại nhạc cụ.

Chạm xương

Theo truyền thống, nhiều loại xương được sử dụng trong chạm khắc, trong đó có cả xương cá voi và xương người. Ngày nay xương bò thường được sử dụng nhiều nhất. Việc xuất khẩu các bức chạm bằng xương cá voi đã bị cấm. Bây giờ, chỉ có xương của những con cá voi tự mắc cạn mới được sử dụng trong nghề chạm khắc.

Hei matau là những vật được chạm bằng xương với hình dạng của những chiếc lưỡi câu xưa kia. Những vật chạm này không có chức năng sử dụng mà chỉ làm đồ trang sức và được người ta đeo để thêm may mắn trong khi đánh cá.

Chiếc lưỡi câu này có một biểu tượng rất phong phú. Theo truyền thuyết của người Maori, Maui Tiki-a-Taranga đã đi khắp vùng biển Thái Bình Dương và đánh bắt được rất nhiều loại hải sản khác nhau, và chiếc lưỡi câu mà anh ta dùng được làm từ xương hàm của bà nội anh ta. Truyền thuyết này tượng trưng cho sức mạnh của bà nội Maui đã truyền vào người anh ta để giúp anh thành công như vậy. Câu chuyện này nhắc nhở mọi người nhớ đến ảnh hưởng của tổ tiên và sức mạnh mà con cháu đã thừa hưởng từ họ.

Chạm từ đá Pocfia lục

Loại đá bán quý này được tìm thấy trên những con sông ở Đảo Nam của New Zealand. Người Maori thường gọi Đảo Nam là Te Bai Pounamu, có nghĩa là 'vùng nước của đá Pocfia lục'.

            Người Maori rất quý loại đá này vì vẻ đẹp lâu bền và phẩm chất tinh thần của nó. Theo truyền thống đá pocfia lục được làm thành những đồ nữ trang đẹp, binh khí và công cụ. Kỹ năng đòi hỏi các nghệ nhân khi xử lý trên loại đá cực kỳ cứng này đã tạo thêm giá trị cho những món chạm khắc thành phẩm.

            Đá pocfia lục có nhiều loại với màu sắc khác nhau, chẳng hạn như loại Inanga với màu từ trắng đến lục xám hoặc hơi xanh, loại Kahurangi với màu xanh lục nhẹ của quả táo, loại Kawakawa có màu xanh lục đậm và có thể có đốm đen, loại Kokopu có màu nâu đậm, màu xanh ô liu hoặc màu hơi vàng,v.v...

            NGHỀ ĐAN CỦA NGƯỜI MAORI

            Nghề đan chứa đựng nhiều hơn là những sản phẩm từ kỹ năng thủ công. Từ một chiếc giỏ đơn giản để đựng thức ăn cho đến những chiếc áo khoác bằng lông chim kiwi, nghề đan đã được phả vào đó những tinh túy trong giá trị tinh thần của người Maori. Người Poiynesia cổ xưa đã tin rằng các nghệ nhân là phương tiện để qua đó các vị thần sáng tạo.

            Nghệ thuật đan của người Maori đầy tính biểu tượng và những ý nghĩa ẩn tàng, biểu hiện những giá trị tinh thần và niềm tin của người Maori. Sự phức tạp trong cuộc sống hiện tại có ý nghĩa là chúng ta sống ngoài vòng thiên nhiên nhưng vẫn hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.

            Vật liệu để đan

            Những loại cây bản xứ của New Zealand đã cung cấp cho người thợ đan một dải rộng các loại vật liệu. Harakeke, một loại cây lanh bản xứ của New Zeland được sử dụng để đan các loại giỏ và thảm trái nhà. Các sợi lanh này cũng được xé ra bằng vỏ sò, sau đó tao lại và làm mềm để chế tạo những chiếc áo khoác. Loại vật liệu này gọi là Muka, là một loại sợi đẹp mềm và rất bền.

            Những loại vật liệu truyền thống khác bao gồm cây pingao (dây chằng xoắn), cây kakako, những loại cây bụi như kiekie, và những loại vỏ cây như vỏ của cây houhere, và nhiều loại vật liệu dạng sợi khác.

            Ngày nay những người thợ đan Maori còn làm quen với nhiều loại vật liệu khác. Người ta đã tạo ra những món đồ mỹ nghệ kết hợp giữa kim loại và các vật lbệu khác, sử dụng kỹ thuật đan truyền thống.

            o choàng của người Maori

            Một người có kinh nghiệm đan áo choàng cũng phải mất mấy tháng để chuẩn bị vật liệu và hoàn tất khâu đan áo. Vì 1ý do này, những người đan áo thường là những phụ nữ có tuổi không vướng bận con nhỏ và những bổn phận khác. Để đan xong một chiếc áo choàng bằng lông chim người ta phải cần nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn.

            Những chiếc áo choàng là vật gia truyền quý báu của người Maori. Người đan áo thường thực hiện một chiếc áo cho một người trong gia đình của mình hoặc những người mà họ tôn quý. Những ý định và tình cảm gắn với chiếc áo choàng kể từ lúc khởi công qua suốt quá trình đan đã tạo cho nó một tầm quan trọng đặc biệt.

            Một chiếc áo choàng thường được truyền qua nhiều thế hệ, được mặc trong nhiều dịp khác nhau, và trở thành một vật gia truyền có giá trị thực sự. Có một thời, nghệ thuật đan áo choàng hầu như đã bị mất truyền thống của nó. Người ta cảm thấy dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng y phục kiểu người Âu hơn và mất một thời gian rất lâu để đan chiếc áo này từ sợi lanh.

            Sự phục hồi của chiếc áo choàng được thực hiện vào giữa thập kỷ 1900, qua Liên đoàn Phúc lợi Phụ nữ Maori. Người ta bắt đầu dạy cách đan loại áo này cho những thành viên của liên đoàn. Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ Maori đã tiếp nối truyền thống đan áo choàng này.

            ÂM NHẠC MAORI

            Cùng với những bài hát và những bài có dạng như thánh ca, âm nhạc Maori còn có một dải rộng những loại trống, nhạc cụ gõ và nhạc cụ hơi gió. Trong xã hội trước kia của người Maori, những giọng hát và âm thanh của các nhạc cụ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong những hoạt động xã hội và các lễ nghi của cộng đồng. Với sự thiếu vắng của một nền văn học Maori bằng chữ trước kia, truyền thống âm nhạc đã hình thành một phần lớn nền văn học khẩu ngữ của dân tộc này.

            Trong số các dạng nhạc cụ của người Maori, các loại nhạc cụ thổi bằng hơi là phổ biến và đặc sắc nhất, được làm bằng gỗ, xương, đá hoặc vỏ sò. Ba trong số các loại nhạc cụ này là putorino, koauau và pukaea.

            Putorino

            Putorino được tạo hình từ gỗ và trang trí với những họa tiết chạm khắc và các hình ảnh. Putorino độc đáo ở chỗ nó có hai giọng. Nếu thổi ở đầu lớn, nó sẽ cho một giọng trầm hơn, giọng 'nam'. Nếu thổi vào lỗ khuyết ở đoạn giữa của nhạc cụ này, nó sẽ cho âm thanh mềm mại hơn, tức là giọng 'nữ'.

            Pukaea

            Pukaea là một nhạc cụ giống như kèn trompet, được làm từ gỗ và trang trí bằng những hình chạm khc và các sợi dây buộc. Nhạc cụ này được chơi bằng cách thổi vào đầu nhỏ của nó. Pukaea tạo ra một âm thanh có thể vang rất xa. Nó cũng được sử dụng để làm hiệu hoặc làm một loại dụng cụ báo động.

            Koauau

            Nhạc cụ này tương tự như chiếc sáo, được làm bằng gỗ, xương, hoặc đá. Trên mình chiếc Koauau có ba lỗ bịt tay. Người ta thổi vào một lỗ ở đầu ống và các âm thanh khác nhau được tạo thành do sự rung của lưỡi và động tác bịt lỗ của ngón tay.

            BINH KHÍ MAORI

            Nghệ thuật Binh khí Maori

            Trong xã hội Maori trước khi người Âu đến đây, việc sử dụng binh khí là một nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng, sự khéo léo, nhanh nhẹn và tập trung. Loại hình nghệ thuật này ngày nay đã được nhiều đàn ông và phụ nữ thực hiện như một môn võ tương tự như môn đấu kiếm Henko của người Nhật.

            Có nhiều loại binh khí dựa trên cơ sở của chiếc giáo và chiếc gậy. Các loại binh khí này thường được trang trí bàng các hình chạm khắc, những dây buộc và lông chim. Trong trận đấu, những chiếc lông chim này không những chỉ là vật trang trí mà còn có tác dụng làm rối trí đối thủ khi người ta di chuyển.

            Ngày nay những loại binh khí này được dùng làm quà tặng cho những người tỏ ra can đảm hoặc thành công trong một lĩnh vực nào đó. Người Maori thường tặng những món quà này vào dịp lễ tết nghiệp để công nhận một cách tượng trưng về việc đương đầu với những thử thách trong cuộc sống.

            Xuồng chiến

            Trong nhiều loại xuồng của người Maori, xuồng chiến là đỉnh cao của nghệ thuật thủ công. Các xuồng chiến được làm từ gỗ của cây torara, và được chạm khắc, trang trí rất công phu.

            Phần mũi xuồng thường được chạm hình người. Phần lái của xuồng cũng có hình chạm con người ở phía đáy. Thân xuồng được trang trí hai bên với các hình chạm xoắn ốc và thường được sơn với các hình trang trí màu đỏ và đen. Lông chim hải âu được đan thành chiếc cờ đuôi nheo và cắm ở lái xuồng. Hai cánh tay giống như dạng ăng ten với vòng tròn trên đỉnh được cắm lồi ra ở mũi xuồng.

            Ngày nay có những dịp như lễ Ngaruawahia là lúc những chiếc xuồng chiến của người Maori được mang ra chèo. Một chiếc xuồng được chạm khắc và trang trí từ mũi đến lái, được chèo bởi khoảng hai chục người trang phục theo kiểu truyền thống và vừa chèo vừa hát đã làm thành một quang cảnh ngoạn mục cho người xem.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2141-02-633493202420625000/Van-hoa---Xa-hoi/Phong-tuc-cua-nguoi-Maor...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận