Ngành nhân chủng học trong tư tưởng cổ điển
Ngành nhân chủng học là một ngành khoa học tri thức không nhất thiết phải có nguồn gối từ Hy Lạp. Người Hy Lạp, chắc chắn là, rất quan tâm đến việc tổ chức xã hội, đặc biệt là về cấu trúc chính trị; nhưng tư tưởng của họ về vấn đề này lại quá thiên về những hệ thống ý tưởng có tính triết học, và ít quan tâm đến việc học hỏi những hệ thống văn hoá và xã hội thực tế, hoặc đến việc so sánh những đường hướng trong những xã hội khác nhau, trên thực tế, liên quan đến những vấn đề của nhân loại con người. Như John Rowe đã ghi nhận: “Phần đông người Hy Lạp cổ đại đều cho rằng phương cách để hiểu được bản thân là hãy học hỏi bản thân, vì điều gì những người khác làm là không liên quan. Trong vô số những khám phá của họ về những tiềm năng tinh thần của con người được biểu lộ trong lãnh vực trí tuệ và nghệ thuật, người Hy Lạp phủ nhận rằng không có điều gì cần phải học hỏi từ những “dân tộc man rợ không phải là người Hy Lạp. Mặc dù rất thông thái, nhưng họ vẫn không chấp nhận cái quan điểm có tính sống còn của nhân loại để hiểu được chính mình, cần phải học hỏi người khác. Thực ra, Herodotus (484 – 425? trước Công nguyên) đôi khi được cho là cha đẻ của ngành nhân chủng học với những bài luận bình về phong tục tập quán của các dân tộc khác, không phải là dân tộc Hy Lạp, trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, nhưng rất tiếc là những quan sát của ông ta không trực tiếp và không có hệ thống. Chúng dường như xuất phát từ nguồn tư liệu gốc Ba Tư (Iran), nhưng các tư liệu gốc này cũng không còn lưu giữ.
Tacitus (từ năm 55 - 120, sau Công nguyên), một sử gia La Mã, năm trăm năm sau Herodotus, đã viết một tiểu luận về nguồn gốc và vùng lãnh thổ sinh sống của dân tộc German (Đức), được xem như một tài liệu dân tộc học đầu tiên, và thật vậy, trong vài ý nghĩa về mặt nhân chủng học, tiểu luận này đã kiên trì giữ vai trò của một nguồn gốc đầu tiên và hiếm hoi nhất.
Herodotus và Tacitus không để lại một tác phẩm văn chương, một hệ thống tư tưởng hoặc một phát biểu liên quan đến các xã hội bên ngoài thế giới; thực ra, trong những xã hội như vậy cũng chưa có mối bận tâm đến những vấn đề đại loại nêu trên. Có rất ít cơ sở để quy kết rằng nhân chủng học có một nguồn gốc kinh điển xa xưa.
Nhân chủng học thực sự là đứa con của Thế Kỷ ánh Sáng. Thời Đại Phục Hưng không tự thân sinh ra ngành nhân chủng học, nhưng đã thiết lập một quan điểm về sự so sánh. Con người thời Phục Hưng ưa nhìn về quá khứ hơn là những gì sơ khai đang tồn tại trong thế giới đương đại của họ, nhưng:
Các học giả thời Phục Hưng... xem thời xa xưa như là một thế giới khác với cái thế giới mà họ biết, xa xôi nhưng có thể cảm nhận được qua nền văn học và các đền đài của thời đó. Nền giáo dục thôi Phục Hưng truyền dạy cái quan điểm rằng con người (Hy Lạp và La Mã) thôi cổ đại rất khác biệt nhưng cũng đáng để học hỏi. Con người được giáo dục trong truyền thống này được chuẩn bị tốt hơn bất kỳ lớp tiền nhân nào trước đó, để quan sát và ghi nhận những dị biệt văn hóa mỗi khi có cơ hội.
Cơ hội đã đến với việc mở toang cánh cửa của Tân Thế Giới khi Columbus khám phá ra châu Mỹ và những cuội du hành thám hiểm sau đó quanh khắp địa cầu. Suốt nhiều thập niên, những cuốn sổ nhật ký của các nhà thám hiểm cũng như các bản báo cáo của những tay chinh phục Tây Ban Nha trí thức - chẳng hạn như Bernal Diaz, người đã từng chiến đấu với dân Cortez và cũng là người để lại nhiều bức tranh sinh động về xứ sở Mexico và người Aztec mà ông ta đã nhìn thấy vào năm 1519, hoặc như thuyền trưởng Cook và Bougainville, những người đã viết nhiều đoạn văn miêu tả, đề cập đến những dân tộc ở Thái Bình Dương - cung cấp những báo cáo tuy chi tiết nhưng rời rạc về nhiều phong tục tập quán và các chủng tộc đa dạng, đặt mọi người trước những suy nghĩ xa hơn, sâu hơn. Loại thông tin chắp vá và manh mún đó không cấu thành “nhân chủng học”, nhưng lại khuấy động tâm trí của con người. Công trình “những mối quan hệ của nhánh Dòng Tên” là tập hợp gồm nhiều bản báo cáo của các linh mục nhánh Dòng Tên suốt thời gian dài hơn 3/4 thế kỷ, từ năm 1610 đến 1791, chứa đựng rất nhiều dữ liệu về dân tộc học, xuất bản thành bảy mươi ba tập. Công trình này cũng quả là - quá nhiều lúa cho cái cối xay nhân chủng học, nhưng cũng chưa phải là nhân chủng học.
Tuy nhiên, hai nhà nhân chủng học đầu tiên thực sự là hai nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa, người thứ nhất là Fray Bernadino de Sahagun (1499-1590) thuộc dòng Francis Tây Ban Nha làm việc ở Mexico từ năm 1529 đến năm 1549, người thứ hai là Joseph-François Lafitau (1681-1746) thuộc nhánh Dòng Tên Pháp làm việc cho Hội Truyền Giáo Dòng Tên tại Sault Saint Louis giữa các cộng đồng thổ dân Iroquoi và Huron ở phía Tây New York.
Tác phẩm: “Lịch sử tổng quát các sự kiện ở Tân Tây Ban Nha” của Sahagun
Tenochtitlan, thủ đô của người Aztec đã bị tàn phá vào năm 1521. Tám năm sau, Sahagun đến đó để tham gia vào việc truyền giáo trong các cộng đồng thổ dân tại Mexico. Trước đó khá lâu, Sahagun đã tham gia và bị cuốn hút vào một kế hoạch chính thức để tìm hiểu một cách có hệ thống các niềm tin tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Aztec. Ông ta đã huấn luyện cho những người trẻ thuộc tầng lớp quí tộc Aztec - những người sẽ trở thành các tu tế người Aztec theo cái trật tự cũ của họ - ký tự các thổ âm Nahualt của họ dưới dạng chữ Tây Ban Nha. Ông ta đích thân tìm gặp những người bản xứ có thể cung cấp thông tin, những người chỉ có thể trả lời qua các bức tranh tượng hình theo cách lối cũ xưa của người Aztec. Dùng những hình tượng chạm khắc làm khung sườn cho một cuốn sách ghi chép, ông ta tiếp tục đeo đuổi những lúc vấn của mình với “những phụ tá khảo sát”, những người luôn luôn viết ra một cách cẩn thận các câu trả lời dưới dạng ngôn ngữ bản xứ của họ, ghi nhận một “quan điểm nội tại thực sự của nền văn hóa Aztec.
Bộ sách chép tay Florentine. Tác phẩm này bao gồm nhiều tập với nhiều chủ đề khác nhau, chủ đề này tiếp nối chủ đề kia. “Các Thần Linh”, “Lễ lác”; “Nguồn gốc của các thần linh”, “Thầy bói và điềm báo”; “Mặt trời, mặt trăng và các tinh tú”; “Qui định về Năm tháng”; “Vua và các Lãnh chúa”, “Buôn bán”; “Dân tộc”, “chinh phục Mexico”. Tập mang chủ đề “dân tộc” giải thích một cách rõ ràng các cách thể hiện vai trò theo từng vị thế trong dòng họ và tất cả những vị thế được công nhận trong xã hội Aztec. Bên cạnh nguyên bản tiếng Nahualt, Sahagun chêm vào phần chú dịch và bình luận phóng khoáng của riêng mình bằng tiếng Tây Ban Nha. Phạm vi và các chi tiết của tài liệu này là một đối tượng nghiên cứu vô cùng hấp dẫn và phong phú, một tác phẩm tiêu biểu mà ngày nay chúng ta vẫn còn thán phục, nhưng thời đó lại không được các cấp trên tại quê nhà của Sahagun tiếp nhận nồng nhiệt cho lắm. Việc xuất bản tập sách chép tay bị cấm đoán; sau đó lại bị thất lạc và quên lãng, nhưng cuối cùng lại được phát hiện sau gần ba trăm năm. Mãi đến giữa các năm từ 1947 và 1965 mới có bản dịch toàn bộ từ nguyên bản tiếng Nahualt, và tặng phẩm độc đáo này, từ đó mới trở thành có giá trị đối với ngành nhân chủng học hiện đại.
Trong thế kỷ tiếp theo Sahagun, nhiều nhà biên niên sử Tây Ban Nha đã viết về các phong tục tập quán và chính quyền của các quốc gia của các thổ dân da đỏ bị xâm chiếm. Một số trong các tài liệu này là các bản báo cáo “tình báo chính thức, một số khác là sản phẩm cá nhân của các học giá. Trong tất cả tài liệu này, tác phẩm-bốn tập “Lịch sử Tân Thế Giới (Historia del Nuevo Mundo) được viết từ năm 1650 đến 1660 được đánh giá là hữu dụng nhất, nội dung vừa trong sáng và chính xác, phương pháp tiếp cận khá khoa học. Với tác phẩm này, dân tộc học đã đạt đến nền tảng cụ thể, nhưng hãy còn khá xa mới trở thành một môn học được sắp xếp thứ tự và đáng tin cậy.
Công trình của Sahagun là một tác phẩm thẳng thắn, mô tả thuộc về lãnh vực dân tộc học ở cấp độ cao nhưng lại không chứa đựng những phân tích phản ảnh về phong tục tập quán và xã hội của người Aztec. Vấn đề thực tế là, dù là vị giáo sĩ tốt, nhưng ông ta rõ ràng cũng phải để mắt đến Tòa án Dị Giáo (tòa án do giáo hội Thiên Chúa giáo lập ra vào thế kỷ 15 để xét xử những người ngoại đạo có hành động gây nguy hại đến đạo Thiên Chúa - ND) không dám đưa ra những phân tích vô tư về cách xử thế của người Aztec ngay cả khi ông ta đã sẵn thiên kiến về nó. Ngay trong hồ sơ ghi chép, ông ta đã than lên: “Nước mắt tôi tuôn như mưa khi tôi nghĩ về vô vàn điều dối trá, mà từ dó dân tộc này, ở cái xứ Tân Tây Ban Nha này bị dẫn dắt đến sự lầm lạc”. Có nghĩa là, ông ta nói, đó là tội lỗi, là hành động của quỷ Satan.
Khoa dân tộc học so sánh của Lafitau
Ở Pháp, một thế kỷ sau, linh mục Lafitau đã được sáng tác trong một môi trường tôn giáo và văn hóa khác hẳn. Công trình của ông ta là một sự nối tiếp các mối quan tâm kinh điển thời Phục Hưng, được đem ra phía trước cùng với những thông tin mới. Chính tựa đề cuốn sách cũng đã nói lên hàm ý và mục đích của ông ta. Tác phẩm hai tập này được xuất bản tại thủ đô Paris vào năm 1724 và được đặt tên là Các phong tục tập quán của các dân tộc hoang dã châu Mỹ, so sánh với các phong tục tập quán của những thời đại đầu tiên (nguyên văn tiếng Pháp: Moeurs des sauvages amériquaines, comparé es aux moeurs des premiers temps - ND). Cũng như người Hy Lạp và người La Mã tượng trưng cho một giai đoạn văn minh sớm hơn so với Âu châu thế kỷ mười tám, Lafitau lý luận rằng các nền văn hóa của người Huron và người Iroquoi tượng trưng cho một điều kiện vững chắc sớm sủa của nhân loại. Lý thuyết tiến hóa, như vậy đang ở giai đoạn hình thành.
Lafitau đã giải thích rõ ràng ba nguyên tắc bổ sung đã trở thành cơ bản cho ngành nhân chủng học sau này: (1) các nền văn hóa sơ khai đương đại soi rọi ánh sáng lên các nền văn hóa cổ đại, và ngược lại; (2) những quan hệ lịch sử có thể có giữa các nền văn hóa không thể thiết lập bằng cách suy đoán, nhưng có thể xác định trên cơ sở phân tích một cách thận trọng những nội dung, biểu lộ thành những đặc điểm có ý nghĩa tương đồng hay dị biệt; và (3) những nền văn hóa xa lạ phải được đánh giá trên cơ sở của những điều kiện có tính toàn thể, mà trong đó chúng vận hành, chứ không phải trong giới hạn của các tiêu chuẩn châu Âu (nguyên tắc về tính tương đối của nền văn hóa).
Quả là một khoảng cách quá xa giữa hành vi, ngôn ngũ của người Hy Lạp và tính cố chấp giáo điều của người Tây Ban Nha của Sahagun. Tinh thần của Lafitau rõ ràng trong sáng với cách suy nghĩ mới mẻ, và cách suy nghĩ này lại một lần nữa giúp ông ta cảm nhận được những thực tế mà trước đó con người bị mù tịt. Vì vậy, ông ta đã phát hiện được cái hình thức của hệ thống họ hàng vừa - kết - hợp - vừa - phân - đôi của người Iroquoi. Năng lực quan sát và miêu tả của Lafitau về lãnh vực dân tộc học thật và đáng nể, và thí dụ sau đây của Sol Tax cũng rất đáng được nhắc lại:
Đối với người Huron và người Iroquoi, tất cả những đứa trẻ trong một dòng họ đều gọi các dì (chị, em gái của mẹ) là mẹ, và gọi anh hay em trai của mẹ là cậu; cũng tương tự như thế, chúng gọi tất cả các ông chú bác (anh hay em trai của cha) là cha, và gọi tất cả chị hay em gái của cha là cô. Tất cả con cái về bên nhánh mẹ và chị em gái của mẹ, và con cái bên dòng cha và các anh em trai của cha đều được coi là anh chị em ruột, nhưng với con cái của các ông cậu bà cô - nghĩa và con của anh hay em trai của mẹ, và con của chị hay em gái của cha - thì họ chỉ coi như anh em họ mà thôi, mặc dù mối quan hệ của họ với những người anh chị em này cũng gần gũi như các người anh chị em kia mà họ coi như anh chị em ruột. Với thế hệ thứ ba, thì ông (của) cậu và ông (của) cô trở thành ông bà ngoại hay ông bà nội của con cái của những người mà họ coi là cháu họ trai và cháu họ gái. Cứ như thế cách xưng hô này truyền xuống trong dòng họ theo cùng một qui luật.
Lý thuyết dân tộc tiến hỏa của Robertson
Vào giữa thế kỷ mười tám, ý tưởng về sự tiến bộ phát triển của xã hội loài người chiếm giữ hoàn toàn tâm trí của các nhà lý luận của Thế Kỷ ánh Sáng tại châu Âu và Bắc Mỹ. Voltaire, Montesquieu, Montaigne và Condorcet của Pháp; Hobbes, Hume và Locke của Anh; tất cả đã xây dựng những triết lý chính trị hoặc những triết lý lịch sử, trên sự tương phản đối chiếu giữa các xã hội sơ khai với trạng thái phát triển của các xã hội đương đại. Họ sử dụng những dữ liệu dân tộc học như những phản biện để củng cố cho các lý thuyết xã hội của họ, nhưng họ chẳng đóng góp gì cho sự phát triển của ngành nhân chủng học, ngoại trừ việc họ đã cải thiện một cách sâu sắc môi trường tư tưởng để giúp nuôi dưỡng ngành này. Nhà lý thuyết nhân chủng hiện đại đầu tiên không phải là một trong những người nổi tiếng trên, mà như chúng ta đã thấy, đó là sử gia người Scotland – William Robertson (1721-1793). Tác phẩm Lịch sử châu Mỹ của Robertson được xuất bản lần đấu tiên vào năm 1777, không phải là một tác phẩm xuất sắc về lãnh vực mô tả các dân tộc thổ dân châu Mỹ, nhưng đã đưa ra được một diễn đạt đáng chú ý về mặt luận lý và công phu một cách đáng kinh ngạc về lý thuyết và phương pháp nhân chủng học. Dường như đối chúng ta, chính ông ta chứ không phải là Morgan hay Tylor, là người đầu tiên thành lập thuyết tiến hóa văn hóa và thuyết tiền định văn hóa trong những phạm vi được hệ thống.
Tương đồng tư tưởng với Thế Kỷ Ánh Sáng, Robertson chấp nhận ý tưởng sự tiến hóa của xã hội con người là có thể so sánh được như là thực tế chín yếu và có tầm quan trọng hàng đầu. Để giải thích mối quan tâm của mình đối với các tộc thổ dân châu Mỹ, ông ta đã viết:
Để hoàn chỉnh cái lịch sử về tinh thần nhân loại và để nắm được kiến thức hoàn thiện về bản chất và sự vận hành của tinh thần này chúng ta phải nhìn vào và suy ngẫm về con người trong tất cả mọi hoàn cảnh mà con người bị đặt để vào. Chúng ta phải theo sát sự tiến triển của con người trong từng giai đoạn xã hội khác nhau, khi con người tiến bước dần từ trạng thái trẻ thơ đến tuổi trưởng thành và đến tuổi già tàn tạ.
Ba giai đoạn tiến hóa. Trong cách sắp xếp tư liệu của mình, Robertson đã sử dụng ba giai đoạn để hệ thống các loại hình tiến hóa: man rợ, man dã, và văn minh - trong một trật tự tăng dần. Và ông ta ghi chú: man rợ là không có chữ viết, kim khí, gia súc chăn nuôi, và do vậy có thể xem hầu hết các bộ lạc (thổ dân) ở Tân Thế Giới hãy còn dưới tình trạng kiềm tỏa của sự man rợ.
Trong khi lần theo con đường mà theo đó các xứ sở tiến đến nền văn minh, việc phát hiện ra các loại kim loại hữu dụng cũng như đạt đến cái tri thức biết thuần hóa và sở hữu các loài thú vật, là những cột mốc đã đánh dấu một bước đi vô cùng quan trọng trong quá trình tiến bộ của các xứ sở đó. Trong lục địa của chúng ta [Cựu Lục Địa], rất lâu sau khi con người đắc thủ được hai điều đó, xã hội vẫn tiếp tục ở trong trạng thái đó, và vẫn là trạng thái được gọi là man dã. Ngay cả đối với tất cả những quốc gia có sẵn cái bản chất để đạt được các điều kiện trên, nhưng trước khi nền kỹ nghệ trở nên phổ biến làm cho sinh kế của con người vững chắc hơn, trước khi các ngành nghệ thuật đáp ứng được những nhu cầu và cung cấp được những tiện nghi đời sống ở một mức độ hoàn chỉnh đáng kể, và trước khi bất kỳ ý tưởng nào về những định chỗ khác nhau được con người nhận ra là rất cần thiết cho một xã hội trật tự hoàn hảo - xã hội vẫn trong trạng thái đó, dù biết bao thời đại đã trôi qua.
Bằng chứng khảo cổ học. Rõ ràng, Robertson nói ra tầm quan trọng nền tảng và sự ưu tiên của kỹ năng sinh tồn trên tất cả những lãnh vực khác của nền văn hóa, một điều mà các nhà tiến hóa và kinh tế học hiện đại thường có khuynh hướng xem như là một phát kiến của Morgan, Tylor, Marx và White. Quan điểm có-tầm-xa của Robertson về sự phát triển của nhân loại là phát xuất từ một triết lý tự biện, cũng vậy - không phải của ông ta. Robertson đã quen với dữ kiện khảo cổ học và đã nhận ra một cách rõ ràng ý nghĩa của những đồ tạo tác bằng đá thời tiền sử cả nửa thế kỷ, trước khi Boucher de Perthes làm rúng động cá châu Âu với những phát hiện khảo cổ thuộc nền văn hóa Abbeville. Ba phần tư thế kỷ, trước khi các nhà tiền sử học châu Âu tiến hành công việc theo một cung cách tỉ mỉ, ông ta đã chú trọng đến các nền văn hóa đồ đá hơn so với các nền văn hóa đồ đồng hay đồ sắt. Đây là điểm còn phải nghi ngờ, dù cho sự thống 1ĩnh của con người đối với tất cả những loài vật khác trong tạo hóa, hoặc việc sử dụng kim loại thực sự đã góp phần mở rộng quyền lực của con người. Kỷ nguyên của khám phá quan trọng này vẫn chưa được xác định và hãy còn xa xôi quá trong bán cầu của chúng ta. Chỉ căn cứ vào truyền thống, hay bằng việc đào bới được một vài loại dụng cụ thô sơ của các vị cha ông, chúng ta nhận ra rằng không thể truy nguyên nguồn gốc nhân loại qua sự kiện “sử dụng kim loại”, và qua việc cố gắng cung cấp các nhu cầu của nhân loại bằng việc sử dụng các loại vật liệu như đá lửa, vỏ sò ốc, các loại xương, cũng như các vật liệu cứng rắn khác, cho cùng những mục đích mà các loại kim loại sẽ nhắm đến trong các quốc gia văn minh sau này. Vàng, bạc và đồng... như đã biết là các kim loại được phát hiện và đưa vào sử dụng trước tiên. Nhưng sắt, kim loại hữu dụng và được sử dụng nhiều nhất, là loại kim loại mà con người mắc nợ nhiều nhất lại chưa bao giờ được phát hiện trong hình thức hoàn hảo của nó; quặng sắt bao giờ cũng cần qua hai lần tinh luyện bằng lửa mới có thể đem ra sử dụng. Con người đã quen với các kim loại khác rất lâu trước khi sở hữu được nghệ thuật sản xuất sắt, hoặc đạt đến một trình độ khéo léo để hoàn chỉnh một phát minh như vậy, và từ phát minh này con người lại phải hàm ơn những oại công cụ mà với nó con người chinh phục trái đất và chế ngự tất cả mọi loài cư dân của địa cầu.
Tính tương đương. Robertson cũng thiết lập nguyên tắc tính tương đương để sử dụng trong lý thuyết tiến hóa: Tính cách và nghề nghiệp của người thợ săn châu Mỹ cũng ít nhiều khác biệt với người thợ săn châu Á, người chỉ sinh sống hoàn toàn bằng nghề săn bắn. Một bộ lạc man rợ bên bờ sông Danube phải gần như giống với một bộ lạc ở vùng đồng bằng Mississipi. Do quá tin vào sự tương đồng này, chúng ta sẽ không nhận ra bất kỳ sự khác biệt nào giữa họ, và chúng kết luận rằng tâm tính và các lề thói cư xử hình thành từ hoàn cảnh của con người và xuất phát từ trạng thái xã hội mà họ đang sống. Khi thời thế bắt đầu thay đổi, tính cách của dân tộc cũng biến đổi theo.
Ngoài ra, bằng phương pháp qui nạp lý luận hoàn chỉnh, Robertson còn tiên đoán được việc khám phá những sự kiện liên quan đến các lãnh vực từ động vật học đến dân tộc học, như eo biển Bering sẽ được dùng để băng ngang qua từ Cựu Lục Địa đến Tân Thế Giới, hoặc như giả thuyết rằng các dân tộc thổ dân châu Mỹ là từ châu Á đến qua con đường Siberia.
Thuyết tiền định văn hóa. Khi giải thích các dị biệt trong hành vi của các dân tộc khác nhau, Robertson đã loại bỏ chủ thuyết phân biệt chủng tộc, là sự giải thích thông dụng và phổ biến về các dị biệt văn hóa (giữa các dân tộc) trong suốt thời đại đó, và bất hạnh thay quan niệm hiện nay vẫn còn tồn tại trong nhiều xứ sở. Phần trình bày về sự hội nhập văn hóa của ông ta diễn tả những nguyên lý nền tảng của thuyết tiền định văn hóa trong nhân cách con người hiện đại và trong lý thuyết văn hóa:
Con người, khởi thủy sinh ra từ bàn tay của Tạo Hóa, tất cả đều giống nhau dù ở bất kỳ nơi đâu. Ngay khi xuất hiện trong tình trạng sơ sinh, đù là trong một xứ sở man rợ hay trong một quốc gia văn minh nhất, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng chẳng có tính cách nào để đánh dấu bất kỳ sự ưu việt hoặc nét độc đáo nào. Khả năng tiến bộ dường như giống nhau và những năng lực mà con người đạt đến sau này, cũng như các đức tính mà con người có thể được thụ hưởng để hành xử, tất cả đều phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái xã hội mà trong đó con người bị đặt để. Một cách tự hiên, tinh thần con người tự điều chỉnh cho hòa hợp với trạng thái này, và từ đó con người tiếp nhận những qui tắc ứng xử và nền văn hóa... Chỉ cần theo đuổi nguyên tắc quan trọng này, chúng ta có thể khám phá được cái gì là đặc tính của con người trong tất cả những thời kỳ tiến bộ khác nhau của nhân loại.
Sau cùng, Robertson đối chiếu những tương phản của những lãnh vực như các loại thế giới quan, nhân cách, và những định chế xã hội giữa người Aztec và người Inca trong những phạm vi các “tính cách quốc gia” riêng biệt, chính từ này được ngành nhân chủng học Mỹ sử dụng trở lại từ sau Thế Chiến Thứ Hai để liên hệ đến vấn đề tương tự, như Benedict khi bàn về Nhật Bản, như Mead và các loại nhân cách, và các chuyên gia văn hóa đem áp dụng vào các quốc gia hiện đại.
Với William Robertson, giáo sĩ Giáo Hội Trưởng Lão, hiệu trưởng trường đại học Edinburgh, và cũng là sử quan Hoàng gia, cuối cùng, người ta có thể nói trong ngành nhân chủng văn hóa học đã ra đời.