Tài liệu: Người Chu ru

Tài liệu
Người Chu ru

Nội dung

NGƯỜI CHU RU

            Hiện có 14.978 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận. Thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô – Pôlinêxi (ngữ hệ Nam Đảo), gần với ngôn ngữ Chăm và Raglai. Một bộ phận nói tiếng Môn - Khơme, là cư dân tách từ tộc người Chăm, lên lập nghiệp ở Tây Nguyên.

            Người Chu Ru biết làm ruộng nước. Nghề thủ công phổ biến là đan lát, làm gốm thô.

            Lương thực chính là gạo tẻ. Thức ăn phụ có ngô, khoai, sắn. Thức uống có rượu cần và rượu cất. Nam nữ đều thích hút thuốc lá bằng tẩu. Đồ mặc trao đổi với các dân tộc láng giềng như Chăm, Cơ Ho, Raglai, Mạ. Người Chu Ru ở nhà sàn làm bằng tre, gỗ, bương, mai, mái lợp bằng cỏ tranh. Cư trú theo đơn vị làng, mỗi làng thường có hai, ba dòng họ.

            Người Chu Ru theo chế độ mẫu hệ. Chế độ hôn nhân của người Chu Ru là một vợ một chồng và cư trú bên nhà vợ. Họ có tập quán hôn nhân con cô con cậu cả hai chiều và tập quán hôn nhân anh em chồng. Người Chu Ru theo tục thổ táng tại nghĩa địa chung của làng.

            Trong một năm, người Chu Ru có nhiều nghi lễ như: cùng thần Đập nước, thần Mương nước, thần Lúa. Đáng chú ý là lễ cúng thần Bơnung vào tháng 2 âm lịch, có hiến sinh dê.

            Người Chu Ru còn lưu vốn văn học dân gian rất phong phú, gồm ca dao, tục ngữ, truyện thơ, trường ca, cổ tích… Nhạc cụ có chiêng đồng, trống, kèn… Trong lễ hội có vũ điệu tamga nổi tiếng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349649311016250/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Chu-r...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận