NGUỒN GỐC CÁC SAI SỐ
Dẫn đến sai số cũng có năm bảy đường. Có nhiều kiểu sai số. Một phần trong chúng liên quan tới dụng cụ đo, một phần do người quan sát, và một phần do các phương pháp xử lý và tính toán.
Sai số do dụng cụ đo xuất hiện do sự chưa hoàn thiện của dụng cụ đo (ví dụ lực ma sát lớn tác dụng lên kim chỉ số đo của dụng cụ). Sai số do làm tròn nẩy sinh khi đọc giá trị từ thước chia độ: chẳng hạn khi dùng thước với các vạch chia tới milimét đo đường chéo một hình vuông có cạnh bằng 100 mm ta sẽ không thu được giá trị đúng là 100 mm, mà là giá trị gần đúng 141,5 mm với sai số cỡ 1/3 giá trị khoảng chia trên thước chia độ (muốn chính xác hơn ta phải chia khoảng cách giữa hai vạch chia cho . Để tăng độ chính xác cho việc đọc kết quả, người ta nghĩ ra các phụ tùng khác nhau (du xích và vecniê), tuy nhiên quá chú trọng đến một sai số rất nhỏ so với sai số do dụng cụ đo là một việc làm vô nghĩa.
Không có các dụng cụ đo lý tưởng mà cũng chẳng có các nhà thực nghiệm lý tưởng. Trong quá trình đo, con người cũng mắc các sai số chủ quan. Chẳng hạn độ chính xác của phép đo thời gian bằng thời kế còn bị hạn chế bởi thời gian phản ứng của mắt bằng 0,1 - 0,2s.
Sai số còn xuất hiện cả sau khi tiến hành thí nghiệm, chính là vì có các phép đo trực tiếp (khi dụng cụ đo cho nhà nghiên cứu thấy ngay giá trị mình đang quan tâm) và các phép đo gián tiếp (khi phải tính toán từ các dữ liệu thu được mới có được giá trị cần quan tâm). Ví dụ về các phép đo trực tiếp: đo độ dài bằng thước hay đo cường độ dòng điện, bằng ampe kế, ví dụ về các phép đo gián tiếp như, đo đường kính của hạt đậu d theo chiều dài L của một xâu gồm một chục hạt đậu d = L/10 hay xác định gia tốc rơi tự do g gián tiếp qua thời gian t và độ cao h theo tính toán: g = 2h/t2. Các phép đo gián tiếp đòi hỏi phải tính toán điều đó có nghĩa là sẽ xuất hiện sai số tính toán bởi vì trong mọi phép tính đều phải làm tròn kết quả: ngay cả một máy tính chính xác nhất thay vì giá trị dúng 2/3 lại lấy phân số thập phân có độ dài hữu hạn (0,66666667). Vì việc tính toán được thực hiện theo các công thức tìm được dựa trên một mô hình xác định về hiện tượng, nên rất có thể phát hiện được sai số của phương pháp (được gọi là sai số phương pháp). Chẳng hạn, nếu lúc đo gia tốc rơi tự do ta nâng vật lên cao rồi cho rơi xuống dưới thì sớm hay muộn vật cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể của sức cản không khí và công thức tính đơn thuần g = 2h/t2 sẽ cho kết quả không đúng.
Khi làm một loạt phép đo đôi khi còn mắc phải các sai số thô hay sơ suất, chúng khác biệt nhiều với lô các kết quả chính. Nguồn gốc các sai số này rất đa dạng. Đó có thể là do dụng cụ đo bị rung thăng giáng cường độ điện lưới, gặp phải các lần phóng điện mạnh và cũng có thể chỉ là do sự thiếu chú ý của người đo đạc. Người ta thường bỏ qua các kết quả có sai số loại này.