Tài liệu: các hệ đơn vị đo các đại lượng vật lý

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Việc thừa nhận các đơn vị đo độ dài (do đó cả các đơn vị đo diện tích và thể tích) đã giải quyết nhiều vấn đề trong thương mại
các hệ đơn vị đo các đại lượng vật lý

Nội dung

CÁC HỆ ĐƠN VỊ ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ

 

Việc thừa nhận các đơn vị đo độ dài (do đó cả các đơn vị đo diện tích và thể tích) đã giải quyết nhiều vấn đề trong thương mại, xây dựng, trắc địa. Song đối với khoa học và kỹ thuật lại cần tới các đơn vị đo các đại lượng cơ, nhiệt, điện từ và quang học. Dĩ nhiên có thể đưa vào các mẫu đo độc lập đối với tất ca các đại lượng: vận tốc, lực, năng lượng, hệ số dẫn nhiệt cường độ điện trường, v.v. . . Nhưng khi đó sự phụ thuộc của đoạn đường đi vào thời gian buộc phải viết dưới dạng S = k1vt, và viết định luật 2 Newton dưới dạng: F = k2ma, v.v… nghĩa là trong tất cả các công thức đều phải xuất hiện các hằng số thứ nguyên (k1, k2,…)

Để tránh điều bất tiện này, vào những năm 30 của thế kỷ XIX, Carl Friedrich Gauss (1777- 1855) đã đề nghị chấp nhận lấy độ dài L, khối lượng M và thời gian T làm các đơn vị cơ bản.

Dùng các đơn vị cơ bản có thể tạo được các đơn vị dẫn xuất. Thí dụ, đơn vị vận tốc là vận tốc mà khi dó một vật thể chuyển động đều sau một đơn vị thời gian đi được một đơn vị độ dài. Tương tự như vậy xác định được đơn vị gia tốc, còn đơn vị lực dựa trên định luật thứ hai của Newton đã xác định là lực truyền cho một vật có khối lượng bằng một đơn vị một đơn vị gia tốc. Theo nguyên tắc này, thực tế ta xác định được tất cả các hệ mốc (hệ quy chiếu).

Nhiều đơn vị dẫn xuất mang tên các nhà bác học. Chẳng hạn, trong hệ SI (hệ đơn vị quốc tế) - niuton (newton) là đơn vị lực jun (Joule) là đơn vị công, pascan (pascal) là đơn vị áp suất...

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1145-02-633397224861562500/Hay-do-tat-thay-nhung-gi-co-the/cac-he-do...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận