Tài liệu: Nghiên cứu sao Thủy

Tài liệu
Nghiên cứu sao Thủy

Nội dung

NGHIÊN CỨU SAO THUỶ

 

Loài người đà không biết gì về bề mặt của hành tinh gần Mặt Trời nhất cho tới chuyến bay của trạm thăm dò vũ trụ "Mariner -10", phóng lên ngày 3 tháng 11 năm 1973. Trọng lượng của các máy móc thiết bị khoa học vào khoảng 80 kg. Thoạt đầu cỗ máy này phóng huống tới sao Kim, nhưng nó bị tăng tốc hấp dẫn khi ở trong trường hấp dẫn của sao Kim, nên sau khi thay đổi quỹ đạo ngày 29-3-1974, nó bay về phía sao Thuỷ. Những bức ảnh chụp bề mặt là kết quả của ba lần bay lướt qua sao Thuỷ và được gửi về Trái Đất cách nhau 6 tháng của con tàu "Mariner - 10" đã cho các nhà khoa học xem được một cảnh tượng giống nhau đến kinh ngạc: bề mặt của sao Thuỷ cũng giống như bề mặt của Mặt Trăng. Hoá ra là toàn bề mặt của nó được bao phủ bởi vô số núi miệng phễu với các kích cỡ khác nhau.

Các nhà bác học thất vọng vì không phát hiện ra được khí quyển trên sao Thuỷ. Họ tìm thấy dấu vết của ngon ngon, hêli và hyđrô, nhưng với một mật độ không đáng kể đến nỗi chỉ có thể nói đến chân không loãng tới mức mà trên Trái Đất chúng ta vẫn chưa tạo ra nổi.

Khi con tàu bay lần đầu lướt qua sao Thuỷ ở độ cao 705 km, máy móc đã phát hiện được sóng xung kích của plasma và từ trường gần hành tinh này. Máy móc cũng xác định được bán kinh của hành tinh này là 2439 km và khối lượng của nó.

Ngày 21 tháng 9 năm 1974, ở một khoảng cách khá xa (hơn 48000 km), con tàu thực hiện lần bay lướt qua thứ hai gần sao Thuỷ. Những bộ cảm biến nhiệt độ trên con tàu đã cho phép xác định được trong thời gian một ngày, tương đương với 88 ngày đêm trên Trái Đất, nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 5100C. Nhờ dụng cụ đo bức xạ, đã xác định được dòng nhiệt bức xạ bởi bề mặt, trên nền những vùng bị nung nóng gồm những lớp đất đá xốp, lại có những loại đá lạnh lẽo hơn.

Trong thời gian bay qua lần thứ ba gần sao Thuỷ vào ngày 16-3-1975, và ở khoảng cách gần hơn nữa: 318 km, các máy móc đã khẳng định được rằng từ trường phát hiện được thực sự là thuộc về hành tinh này. Cường độ của từ trường sao Thuỷ chỉ bằng 1% cường độ từ trường Trái Đất. 3000 tấm ảnh chụp được trong đợt thám hiểm này có độ phân giải đến 50 m. Bởi vì cả ba đợt chụp ảnh, máy móc chỉ bao quát được phần bán cầu tây của hành tinh này, nên nửa phía đông vẫn chưa được nghiên cứu.

Hiện nay các nhà khoa học đang hoạch định những dự án cho những chuyến bay mới của các trạm vũ trụ về phía sao Thuỷ nhằm nghiên cứu bán cầu phía đông của nó.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/453-02-633329779828212500/Nhung-cuoc-tham-hiem-vu-tru-trong-he-Mat-T...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận