Tài liệu: Nhật Bản - Nước Nhật thời Cổ đại

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong thời kỳ Jomon (năm 1300 trước Công nguyên đến năm 300 trước Công nguyên),
Nhật Bản - Nước Nhật thời Cổ đại

Nội dung

Nước Nhật thời Cổ đại

(Cho đến năm 710)

Trong thời kỳ Jomon (năm 1300 trước Công nguyên đến năm 300 trước Công nguyên), những cư dân của các đảo Nhật Bản bắt đầu tập trung, với nghề đánh cá và săn bắn. Jomon là tên của loại đồ gốm của thời kỳ đó. Trong thời kỳ Yayoi (từ năm 300 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên), nền văn hóa lúa gạo đã được du nhập vào Nhật vào khoảng năm 100 trước Công nguyên. Với sự ra đời của nông nghiệp, các giai cấp xã hội bắt đầu hình thành, và các phần của đất nước bắt đầu kết hợp lại dưới những chủ đất có quyền thế. Những người du hành Trung Hoa vào thời Hán và thời Ngụy đã kể lại rằng một nữ hoàng gọi là Himiko (hoặc Pimiku) đã trị vì nước Nhật vào thời đó. Trong thời kỳ Yayoi, sắt và những ý tưởng hiện đại khác từ Triều Tiên đã được du nhập vào Nhật. Thời kỳ này cũng lấy tên loại đồ gốm sản xuất vào lúc đó.

Vào thuở đầu của thời kỳ Kofun (năm 300 đến năm 710), một trung tâm quyền lực đã phát triển ở vùng đồng bằng màu mở Kinai. Và đến năm 400 sau Công nguyên đất nước đã hợp nhất thành nước Nhật Yamato với trung tâm chính trị nằm ở tỉnh Yamato (ở khoảng quận Nara ngày nay). Tên của thời kỳ này lấy từ những ngôi mộ (kofun) được xây dựng cho các nhà lãnh đạo chính trị của thời kỳ đó. Nước Nhật Yamato trải rộng từ Kyushu đến Kinai, nhưng lúc đó chưa bao gồm Kanto, Tohoku và Hokkaido.

Vị hoàng đế là người cai trị nước Nhật Yamato và cư ngụ tại một thủ đô luôn được dời từ thành phố này đến thành phố khác. Tuy nhiên, thị tộc Soga chẳng bao lâu đã nắm quyền cai trị thực sự, từ đó dẫn tới sự kiện là hầu hết các hoàng đế chỉ là biểu tượng của đất nước và tiến hành các lễ nghi của thần đạo Nhật Bản.

Do mối quan hệ hữu hảo với vương quốc Kudara (hay còn gọi là Paikche) ở bán đảo Triều Tiên, những ảnh hưởng từ lục địa đã gia tăng nhanh chóng. Đạo Phật được đưa vào Nhật trong khoảng từ năm 538 đến năm 552 và được giai cấp cai trị khuyến khích. Hoàng tử Shotoku được coi là đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá những tư tưởng của Trung Hoa. Ông cũng đã viết bản Mười bảy Điều khoản Hiến pháp về các nguyên tắc đạo đức và chính trị. Lý thuyết của Khổng giáo và Lão giáo cũng như hệ thống chữ viết của Trung Hoa cũng được du nhập vào Nhật trong thời kỳ Yamato.

Năm 645, Nakatomi No Kamatari bắt đầu kỷ nguyên của thị tộc Fujiwara, kỷ nguyên này kéo dài cho đến thời kỳ giai cấp quân nhân (samurai) nổi lên vào thế kỷ thứ 11. Trong cùng năm đó cuộc cải cách Taika được tiến hành; một chính quyền mới và một hệ thống quản trị mới được thành lập theo kiểu mẫu Trung Hoa. Tất cả đất đai được chính quyền mua lại và phân phát đồng đều cho các nông dân trong một cuộc cải cách rộng lớn nhằm mục đích đưa vào một hệ thống thuế mới cũng theo kiểu Trung Hoa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2244-02-633495511111718750/Lich-su/Nuoc-Nhat-thoi-Co-dai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận