Tài liệu: Những biện pháp phóng ngừa thiên thạch rơi xuống trái đất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THIÊN THẠCH RƠI XUỐNG TRÁI ĐẤT Năm 1991, theo đề nghị của Quốc hội Mỹ, cơ quan NASA mở một chương trình ước lượng nguy cơ
Những biện pháp phóng ngừa thiên thạch rơi xuống trái đất

Nội dung

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

THIÊN THẠCH RƠI XUỐNG TRÁI ĐẤT

 

Năm 1991, theo đề nghị của Quốc hội Mỹ, cơ quan NASA mở một chương trình ước lượng nguy cơ do sự va chạm giữa các thiên thạch với Trái đất và đề ra biện pháp phòng ngừa. Có hàng trăm thiên thạch, đường kính ít nhất 100 mét có khả năng va chạm với Trái đất. Những thiên thể này được gọi là ''vật gần Trái đất'' (NEO, Near Earth Obiects). Mới đây những vụ quan sát qua viễn kính cho biết có một thiên thạch lớn khoảng 10 mét tiến về hướng Trái đất. Khoảng cách của nó chỉ là 10 vạn kilômet, tức là gần hơn cả Mặt trăng. Hiện nay trên mặt Trái đất có khoảng hơn một trăm hố tạo ra bởi thiên thạch. Cách đây 5 vạn năm, một thiên thạch rơi xuống vùng Aridôna và đào một hố rộng khoảng một kilômet. Khi vào tới khí quyển Trái đất, các thiên thạch có kích thước dưới khoảng 100 mét thường vỡ ra từng mảnh và nổ như những quả bom nguyên tử. Tháng 6 năm 1908, một thiên thạch nổ trên bầu trời vùng Tunguska ở Sibêri như một quả bom 10 triệu tấn TNT, san phẳng một khu rừng rộng 2 nghìn kilômet vuông. Cứ vài nghìn năm lại có khả năng có một sự kiện như vậy. Sự va chạm với những thiên thạch cỡ lớn hơn càng hiếm. Chẳng hạn, cứ 500 nghìn năm mới có một thiên thạch có đường kính 1 kilômet có khả năng rơi xuống Trái đất. Những thiên thạch cỡ này có thể phát hiện được dễ dàng trong những viễn kính.

Muốn tránh tai nạn, tuy rất hiếm, gây ra bởi những thiên thạch, ta phải phát hiện ra sớm để có thời giờ dùng những biện pháp phòng ngừa. Ta phải có kỹ thuật làm chệch hướng chuyển động của chúng. Có thể bắn một tên lửa đúng vào mục tiêu, hoặc gắn vào thiên thạch một hệ thống đẩy, hay dùng bom khinh khí để đổi quỹ đạo của thiên thạch. Một tên lửa nặng 200 kilôgam cũng đủ để làm chệch hướng một thiên thạch 100 mét đường kính. Những thiên thạch lớn hơn có đường kính 1 kilômet phải được phát hiện rất sớm để dùng một phương pháp đào thiên thạch trong nhiều năm. Vật chất phụ ra ngoài như một động cơ phản lực và đẩy thiên thạch ra một quỹ đạo khác. Cũng có thể làm nổ bom khinh khí bên cạnh thiên thạch. Những nơtrôn phát ra bởi quả bom khinh khí chiếu phóng xạ và làm lở thiên thạch. Nhiệt độ và áp lực trong thiên thạch bỗng tăng lên. Một phần vì áp lực, một phần bị lở nên thiên thạch thay đổi tốc độ và quỹ đạo. Muốn có hiệu quả, biện pháp để đẩy một thiên thạch có đường kính 1 kilômet phải dùng bom có sức nổ mạnh ít nhất 100 nghìn tấn TNT, bằng hàng chục quả bom thả trên thành phố Hirosima. Tuy nhiên phương pháp phòng ngừa kể trên nằm trong khả năng kỹ thuật hiện đại, nhưng sự thực hiện những thiết bị đòi hỏi quá nhiều kinh phí, không xứng đáng với những tai nạn rất hiếm do thiên thạch gây ra.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/186-02-633390343450337500/Vu-tru-va-su-hinh-thanh-the-gioi-thien-ha-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận