Tài liệu: Những phạm vi trong việc làm mẹ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhưng có phải người mẹ nào cũng đáp ứng được chức năng cao cả mà thiên nhiên phú cho không? Tiếc rằng không
Những phạm vi trong việc làm mẹ

Nội dung

Những phạm vi trong việc làm mẹ

Nhưng có phải người mẹ nào cũng đáp ứng được chức năng cao cả mà thiên nhiên phú cho không? Tiếc rằng không.

Chúng ta hãy xét hai lệch lạc nghiêm trọng trong việc làm mẹ mà chúng tôi tạm gọi là hai vi phạm. Vi phạm thứ nhất ta chưa gặp ở những “phụ nữ trí thức” chúng tôi đã nhắc ở trên. Họ giáo dục con cái theo tinh thần khắc khổ. Bản thân họ không gần gũi con mấy, và họ cũng không cho người khác gần. Tất cả mọi sự chăm con của họ đều theo một thời gian biểu tính từng giờ từng phút. Nếu giờ cho con bú chưa tới, thà họ để đứa con gào khóc rách rốn ra, chứ họ nhất định không chịu bế nó lên tay. Không hiểu theo cái mốt nào nhưng số người mẹ như vậy không hiếm.

Thời gian qua đi, con cái những người mẹ như thế lớn lên, cũng trở thành bố mẹ. Nhưng chúng ta thấy những ông bố bà mẹ này ra sao? Họ “điếc” về mặt xúc cảm, kiềm chế một cách phô trương (“Ông nói gì vậy? Mỉm cười đùa vui ư? Không đời nào!”) họ thờ ơ đứa con đứt ruột đẻ ra (“không làm gì phải chiều nó! Ông thấy đấy ngày xưa chúng tôi cũng có được chiều chuộng gì, mà vẫn lớn đấy thôi, có đui què mẻ sứt gì đâu?”); họ ích kỷ quá chừng (“theo kế hoạch hôm nay chúng tôi đi xem kịch. Biết làm sao được, đành để nó ở nhà một mình vài tiếng đồng hồ vậy, hồi ở tuổi nó, tôi cũng...”).

Một bức tranh thật buồn, phải không các bạn. Đúng là không đui què mẻ sứt. Ít ra thì họ cũng không đui què mẻ sứt một cách hiển nhiên. Chúng tôi không muốn đơn giản hoá các nguyên nhân xã hội dẫn đến tội phạm, nhưng nếu xét cho kỹ, ta sẽ thấy một số mầm mống tội phạm đã nảy sinh từ hồi còn nhỏ, do không được bố mẹ quan tâm đầy đủ.

Vi phạm thứ hai là ở những người mẹ hồi nhỏ cảm thấy không được quan tâm chăm sóc chu đáo, hoặc ở những người mẹ chỉ có một đứa con, đứa con này lại ra đời quá muộn. Đối với họ, đứa con là luồng sáng duy nhất của cửa sổ, họ không thể để con tự làm một việc gì mà không hoảng hốt: “Kìa, con làm gì thế? Đặt ngay cái lược xuống, kẻo lược đâm vào mắt bây giờ! Đừng sờ vào cái chén kia, bỏng đấy? Tại sao con lại bỏ mũ? Con muốn ốm để mẹ khổ mẹ chết hay sao?...”

Có lẽ không cần liệt kê hết những lời kể lể mà chắc các bạn đã có dịp nghe thấy trong những trường hợp tương tự.

Có thể nói gì về những vi phạm nghiêm trọng ấy trong việc làm mẹ? Cả hai cực đoan đều không nên, bởi vì đều ảnh hưởng rất xấu đến đứa trẻ. Không nên tước đoạt tuổi thơ của đứa trẻ, dù ý định của bạn có tốt đẹp đến mấy, nhưng cũng không nên coi nó như một cây hoa bạn thường xuyên phải giữ trong lồng kính, lúc nào cũng sợ có chuyện gì xảy ra với nó và nếu thỉnh thoảng, có nhấc nắp lồng kính ra thì cũng chỉ cốt để tưới một chút nước cốt âm ấm rồi lại đậy nắp lại ngay.

Chúng ta hãy nhớ rằng dù hoa có nở trong lồng kính cũng chỉ là những bông hoa yếu ớt không thể sống trong môi trường bình thường.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4309-02-633737416152803272/Lam-Me-cung-la-mot-cong-viec/Nhung-pham-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận