Tài liệu: Papua New Guinea - Đất của người tóc xoăn

Tài liệu
Papua New Guinea - Đất của người tóc xoăn

Nội dung

PAPUA NEW GUINEA - ĐẤT CỦA NGƯỜI TÓC XOĂN

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Papua New Guinea có tên đầy đủ là “Độc lập Papua New Guinea”, nằm ở phía nam bờ tây Thái Bình Dương, bao gồm nửa đông đảo New Guinea, Bismarck, Bougainville ... và hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành. Tên nước do hai bộ phận: Papua và New Guinea ghép thành. Tên đảo Papua có hai nguồn gốc:

·        Năm 1526, một người Bồ Đào Nha tên Menesel từ Malacca đi thuyền đến quần đảo Maloku, nhưng bão biển đã đưa thuyền trôi dạt đến một vùng đất lạ, ông đã đặt tên nơi này là “Papua”, có nguồn từ tiếng Malaysia: “tanah pepua” mang nghĩa “đất của người tóc xoăn”.

·        Trước khi người Bồ Đào Nha đặt chân đến, các cư dân trên đảo thuộc bộ tộc Papua. Tên bộ tộc có nguồn từ tiếng Malaysia là “papuvah” mang nghĩa “tóc xoăn” hay “puapua” mang nghĩa “màu nâu”, để chỉ kiểu tóc và màu da của cư dân chủ yếu trên đảo.

Đảo New Guinea còn được gọi là “Irian”, do nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là Jorge de Menezes phát hiện vào năm 1526. Năm 1545, một người Bồ Đào Nha tên là Ordis de Leides đến phía bắc đảo này, thấy cư dân trên đảo tóc xoăn da đen rất giống với người châu Phi và vùng ven vịnh Guinea ở Tây Phi; đồng thời thấy cảnh tự nhiên và khí hậu hai vùng đất này tương tự, bèn đặt tên nơi đây là “New Guinea”. Từ đó gọi chung cho cả vùng là “Papua New Guinea”.

Năm 1884, Anh và Đức chia ra nửa đông đảo Irian và vùng phụ cận. Năm 1906, Anh đem phần đất của mình cho Australia quản lí, đổi tên thành “lãnh địa Papua thuộc Australia”. Năm 1946, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định giao cho Australia cai quản. Năm 1973, Papua New Guinea thành lập chính phủ tự trị. Ngày 16 tháng 9 năm 1975, tuyên cáo độc lập, thành lập nước “Độc lập Papua New Guinea”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

 

Do hai hình tam giác màu đỏ và đen hợp thành. Trong hình tam giác màu đen có năm ngôi sao trắng, trong đó có một ngôi sao tương đối nhỏ. Vị trí sắp xếp của năm ngôi sao tượng trưng cho chòm sao Chữ thập nam. Giữa hình tam giác đỏ có một con chim cực lạc (còn gọi là chim thiên đường) đang dang cánh tung bay. Papua New Guinea giành được quyền tự trị vào ngày 1 tháng 12 năm 1973. Ngày 16 tháng 9 năm 1975, tuyên bố độc lập, sau ngày độc lập không lâu thì chọn lá quốc kỳ này.

·        Quốc huy

Hình trung tâm là một con chim thiên đường màu sắc lộng lẫy đậu trên hai chiếc trống da và một cây giáo dài mà thổ dân địa phương ở đây sử dụng. Chim thiên đường là loài chim đặc trưng của Papua New Guinea, được quy định là quốc điểu của đất nước này, tượng trưng cho sự phồn vinh, thịnh vượng, sự phát triển và độc lập tự do của đất nước; trống và giáo dài tượng trưng cho truyền thống văn hóa của quốc gia. Phần dưới quốc huy có tên nước Papua New Guinea bằng tiếng Anh.

 

3. Quốc ca

·        Đứng lên đi hỡi toàn thể con em của Tổ quốc, cùng nhau cất lên một khúc hát vì tự do, hoan hô chúng ta dựng nên quốc gia mới: Papua New Guinea, chúng ta hãy tuyên bố với toàn thế giới: Papua New Guinea.

·        Chúng ta phải cám ơn Chúa tốt bụng, đại đức đại trí của Người, tình yêu của Người, Người đã ban tự do cho quốc gia mới: Papua New Guinea, một lần nữa lớn tiếng tuyên cáo trước toàn thế giới: Papua New Guinea đã tự do, đã độc lập, Papua New Guinea.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/317-02-633389443482378278/Chau-Dai-duong/Papua-New-Guinea---Dat-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận