PHÂN CÔNG XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỨC SẢN XUẤT
Sự phân công trong xã hội loài người là kết quả của sự phát triển sức sản xuất xã hội, đồng thời sự phân công góp phần thúc đẩy việc chuyên môn hoá, xã hội hoá của sản xuất; thúc đẩy sự phát triển đi lên của sức sản xuất xã hội.
Lịch sử loài người thời kỳ đầu đã xuất hiện 3 lần phân công xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Lần thứ nhất là sự chia tay giữa nghề chăn nuôi với nghề nông.
Trong sản xuất và đời sống của xã hội loài người thời tảo kỳ, một số bộ lạc đã học được cách thuần dưỡng động vật. Cùng với sự hình thành những đàn gia súc tương đối lớn, những bộ lạc mà chủ yếu hành nghề chăn nuôi súc vật. Trong khi đó những bộ lạc khác phát triển theo hướng từ hái lượm tiến tới trồng tỉa, chủ yếu họ làm nghề nông.
a - Lần thứ nhất: Nghề chăn nuôi tách rời nghề nông.
b - Lần thứ hai: Nghề thủ công tách rời nghề nông.
c - Lần thứ ba. Thương nhân ra đời.
Cuộc phân công xã hội lần thứ nhất đã thúc đấy việc nâng cao năng xuất lao động, mở rộng việc trao đổi hàng hoá.
Cuộc phân công xã hội lần thứ hai là nghề thủ công tách rời nghề nông. Việc sử dụng những công cụ làm bằng sắt và những tiến bộ của kỹ thuật sản xuất đã thúc đẩy nghề nông phát triển, đồng thời cũng khiến cho nghề thủ công phát triển theo hướng đa dạng hoá, và thế là nghề thủ công đã thoát ly khỏi nghề nông. Cuộc phân công xã hội lần thứ hai làm xuất hiện trong xã hội nền sản xuất hàng hoá lấy trao đổi làm mục đích. Việc trao đổi hàng hoá ngày công mở rộng dẫn tới sự ra đời các thành thị lấy thủ công nghiệp làm trung tâm. Lần phân công thứ ba là sự xuất hiện của thương nhân, Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hóa, trong xã hội xuất hiện tầng lớp thương nhân, đó là những người không sản xuất, chuyên hành nghề trao đổi hàng hoá và chiếm hữu một bộ phận của cải xã hội. Cuộc phân công xã hội lần thứ ba thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá và trao đổi, đồng thời cũng thúc đẩy sự phân hoá giàu nghèo và bắt đầu sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Sau ba cuộc phân công lớn đó, sự phân công xã hội trong xã hội loài người vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều ngành sản xuất xã hội, ví dụ như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, ngành vận tải, ngành bưu điện v.v. . . và trong mỗi ngành sản xuất đó lại có sự phân công tỷ mỹ hơn, chẳng hạn công nghiệp thì chia ra công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; trong công nghiệp nặng lại phân ra công nghiệp luyện kim, công nghiệp than, công nghiệp chế tạo máy móc v.v. . . Ngay trong nội bộ một xí nghiệp, mỗi quá trình sản xuất lại chia ra rất nhiều khâu sản xuất sử dụng những chuyên môn riêng của những người lao động khác nhau.