Tài liệu: Quá trình hóa học trong hô hấp

Tài liệu
Quá trình hóa học trong hô hấp

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÓA HỌC TRONG HÔ HẤP 

Người ta trong một phút thở trên dưới 18 lần, hít vào gần 200ml oxy và thải ra gần 280ml cacbon dioxyt. Việc trao đổi các chất khí trong cơ thể có kèm theo một số phản ứng hóa học.

Người ta sống còn nhờ vào năng lượng. Năng lượng cần thiết cho cơ thể chủ yếu do oxy hóa các chất protein, đường và chất béo sinh ra. Kết quả phản ứng oxy hóa  là tiêu tốn một lượng ôxy đồng thời thoát ra cacbon dioxyt.

Hô hấp trên thực tế là cơ thể người hít vào lượng oxy cần thiết cho các phản ứng oxy hóa và thở ra cacbon đioxyt sinh ra do phản ứng oxy hoá. Khi bạn hít căng lồng ngực, không khí bên ngoài theo đường hô hấp vào phổi. Ở bên trong phổi các phân tử không khí mới được hít vào và các phân tử khí vốn có trong phổi tiến hành ''giao ban'' đổi chỗ cho nhau. Sau đó các tế bào của phổi lại đem các phân tử khí mới tiếp nhận tiến hành đổi chỗ với máu, khiến cho các phân tử oxy lại đi vào máu, còn các phân tử cacbon dioxyt lại bị thải ra ngoài. Quá trình mà các tế bào phổi tiến hành trao đổi khí với bên ngoài được gọi là sự thở bằng phổi hoặc sự thở ngoài.

Oxy trong máu do các nguyên tử sắt của hồng cầu làm nhiệm vụ ''người vận tải'' qua quá trình tuần hoàn sẽ chuyển đến cho toàn cơ thể. Trong máu sẽ tiến hành trao đổi các chất khí trong các tổ chức, đưa được oxy vào các tổ chức tế bào và thải được các bon dioxyt ra ngoài.

Việc trao đổi các chất khí giữa máu và các tổ chức tế bào bên trong cơ thể được gọi là hô hấp của các tổ chức hoặc nội hô hấp (hay hô hấp trong).

Nhờ các động tác hô hấp, oxy từ phế bào vào máu, rồi lại nhờ máu mà chuyển vào các tổ chức tế bào; còn cácbon dioxyt lại từ các tổ chức tế bào theo con đường máu, phế bào lại theo đường hô hấp thải bỏ ra ngoài.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/553-02-633341702046991250/Hoa-hoc-va-cuoc-song/Qua-trinh-hoa-hoc-tro...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận