SIDDHARTA GAUTAMA, NGƯỜI SÁNG LẬP RA ĐẠO PHẬT
Người sáng lập ra đạo Phật là Siddharta Gautama (khoảng năm 565 – 486 tr.CN), hiệu là Skya Muni tức Thích Ca Mầu Ni, nguyên là con vua nước Kapilavastu, một tiểu quốc ở miền rừng núi phía nam Himalaya nằm giũa biên giới bắc Ấn Độ và Népal ngày nay: Từ nhỏ, Gautama được sống trong cung điện hoa lệ, được hưởng sự giáo dục chu đáo. Nhưng ông luôn cảm thấy sự bất công và nỗi thống khổ đè nặng lên con người, hằng suy nghĩ làm sao để giải thoát cho mọi người khỏi cảnh bất công và thống khổ đó. Vì sao một hoàng tử hiển quí như vậy lại tỏ ý bất bình với xã hội? Điều này có liên quan đến tình hình thực tế của Ấn Độ lúc đó.
Ấn Độ là một trong những nước có nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Năm 2000 tr.CN, người Arian từ miền núi Indu Kush và cao nguyên Pamir bắt đầu xâm nhập Ấn Độ, chinh phục và thống trị người Dravida, bản địa. Lâu dần về sau này ở Ấn Độ hình thành một chế độ đẳng cấp đặc biệt, gọi là chế độ varna cũng gọi là chế độ chủng tỉnh. Chế độ varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt chủng tộc, về dòng họ quý, tiện, về nghề nghiệp, về tôn giáo hình thành trong quá trình người Arian chinh phục và thống trị người bản địa, trong quá trình phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc là thương nhân người Arian. Tựa chung có thể quy thành bốn đẳng cấp chính trên dưới như sau:
Đẳng cấp brahma tức là bà la môn, gồm tầng lớp tăng lữ của đạo Bà ba môn, có địa vị cao nhất, chủ tể của tất cả.
Đẳng cấp katrya gồm tầng lớp quý tộc vương công và vũ sĩ.
Đẳng cấp vaisya gồm đại đa số bình dân người Arian làm nghề nông, nghề thủ công và buôn bán.
Đẳng cấp sudra gồm đại bộ phận những thổ dân bị người Arian chinh phục và nô dịch, căn bản là những kẻ tôi tớ, những nô lệ.
Giữa các đẳng cấp đó, nhất là đối với đẳng cấp sudra. có sự cách biệt rất, nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Đó là một chế độ xã hội hết sức bất công và đầy tội ác. Chính vì thế mà cuộc đấu tranh chống giai cấp chủ nô ngày một dâng cao.
Chính trong bối cảnh xã hội đó mà Sakya Muni muốn tìm con đường giải thoát cho mình và cho cả “chúng sinh”. Tục truyền rằng: một hôm sakya Muni ngồi xe đi dạo chơi, nhìn thấy một cụ già một người tàn phế, một nhà tu hành, một người chết, liền cảm thấy cuộc sống của con người đều phải trải qua nỗi đau khổ về sinh, lão, bệnh, tử. Để tìm cách giải thoát nỗi đau khổ đó, ông quyết tâm từ bỏ quyền thừa kế ngôi vua, bỏ lại vợ đẹp con khôn, vứt bỏ cuộc sống quá ư đầy đủ, bỏ nhà ra đi tới chốn rừng già âm u, thay đổi áo quần hoàng tử, cắt trụi đầu tóc, theo các sư khổ hạnh tu đạo, lang thang trong sáu năm liền, chẳng màng tắm rửa mà vẫn chưa tìm ra cách giải thoát. Sau đó, ông ngồi xếp bằng dưới gốc cây bồ đề, trải qua bốn mươi chín ngày đêm suy nghỉ miên man, chợt đến khi sao mai mọc ở đằng đông, ông bỗng nhiên tỉnh ngộ hiểu được vì sao mà thế giới tràn đầy khổ đau và tìm ra được cách chiến thắng những đau khổ. Ông đã hoàn toàn giác ngộ và thành Bouddha (Đấng giác ngộ - Người Hán phiên âm thành Phật đà, nói gọn là Phật). Sau đó ông đi khắp miền trung du sông Hằng trong hơn 40 năm trời để truyền bá giáo lý mới của ông mà về sau người ta gọi là đạo Phật (Bouddhisme).
Ngay từ khi đạo phật mới ra đời, số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh đặc biệt trong quần chúng dân nghèo bị áp bức. Đạo Phật được chào đón vì nó ''tuyên truyền sự bình đẳng giữa các chúng sinh''. Giáo lý của đạo Phật mở đường giải thoát về tinh thần cho tất cả mọi người bị áp bức, chống lại việc duy trì sự cách biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đồng tình với những người bất hạnh, tuyên truyền thuyết nhân quả báo ứng, chủ trương dùng phương pháp tự mình giải thoát để tiêu trừ phiền não. Tuy nhiên giáo lý đạo Phật cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực, xa rời thực tế cuộc sống, phủ định đấu tranh giai cấp, nên cũng được giai cấp thống trị hoan nghênh và lợi dụng.
Sakya Muni đã đa truyền đạo nhiều nơi trên bán đảo Ấn Độ và Sri Lanka, Miến Điện. . . Năm 486 tr. CN ông qua đời, thọ 80 tuổi. Đạo Phật dần trở thành một tôn giáo chiếm địa vị độc tôn. Về sau đến đời vua Asoka thuộc vương triều Maurya ở Ấn Độ, đạo Phật được tôn làm quốc giáo thế kỷ III tr CN) .
Cùng với thời gian, các môn đồ của Sakya Muni, các cao tăng Ấn Độ như Magasena, Vasumitra, Asana, Vasubandu. . . đã phát triển các giáo lý của đạo Phật thành một học thuyết tôn giáo, triết học hoàn chỉnh. Đạo Phật đã được truyền bá ra khắp châu Á. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản. . . đã ra đời một nền văn hoá nghệ thuật Phật giáo độc đáo, đa dạng.
Suốt 25 thế kỷ qua, Sakya Muni, người sáng lập ra đạo phật, luôn được coi là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại.