Tài liệu: Singapore - Tài chính

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sự phát triển nhanh chóng của Singapore có liên quan mật thiết với việc quản lý hữu hiệu về tài chính.
Singapore - Tài chính

Nội dung

TÀI CHÍNH

Sự phát triển nhanh chóng của Singapore có liên quan mật thiết với việc quản lý hữu hiệu về tài chính. Những chính sách bảo thủ về tài chính và tiền tệ đã tạo ra mức tiết kiệm cao, cùng với số lượng lớn về đầu tư nước ngoài đã giúp cho Singapore tăng trưởng mà không bị tích lũy số nợ nước ngoài.

NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ TIỀN TỆ, MẬU DỊCH VÀ ĐẦU TƯ

Singapore có một nền kinh tế đặc biệt cởi mở. Từ năm 1967 đến năm 1973, đồng đô la Singapore bị buộc chặt vào đô la Mỹ, nhưng rồi sau đó được thả nổi. Cơ quan phụ trách về tiền tệ của Singapore đã theo một chính sách can thiệp vào cả thị trường tiền tệ trong nước cũng như thị trường ngoại hối để duy trì một mãi lực mạnh cho đồng tiền ở đây. Chiến lược đa diện này đã được vạch ra để biến Singapore thành một trung tâm tài chính bằng cách thu hút các loại quỹ tiền tệ đồng thời tránh sự mất cân bằng trong các hoạt động chi thu khổng lồ của Quỹ Dự phòng Trung ương. Ngoài ra, đồng tiền mạnh ở đây còn hỗ trợ cho chiến lược trả lương cao trong công nghiệp, dẫn tới sự đảm bảo lâu dài về chất lượng hơn là chú trọng vào giá cả nhất thời, làm cơ sở cho sức cạnh tranh trong xuất khẩu.

Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế lúc đó, tỉ giá hối đoái của đồng đô la Singapore cần được để cân bằng một cách tự nhiên theo giá trị thị trường thực tế của nó, chính quyền không nên can thiệp vào. Khi nhà nước bỏ tất cả mọi sự kiểm soát về tỉ giá, các cá thể và doanh nghiệp đã có thể tự do chuyển tiền, vốn đầu tư nhập khẩu hay lợi nhuận một cách không hạn chế. Thuế nhập khẩu chỉ áp dụng cho một số ít các mặt hàng như ô tô, rượu, dầu mỏ và thuốc lá, đồng thời chỉ có hàng nhập khẩu từ số ít các nước phương Đông là cần phải xin giấy phép. Để khuyến khích xuất khẩu, tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều được miễn thuế và nhà nước có kế hoạch bảo hiểm cho hàng hóa xuất ra nước ngoài. Sự khuyến khích đầu tư cũng được xúc tiến qua việc miễn thuế cho vốn đầu tư, cho vay vốn một cách mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cấp hoặc mở rộng.

TRUNG TÂM TÀI CHÍNH

Từ xưa, với vị trí thuận lợi Singapore đã là một trung tâm mậu dịch và tài chính. Đến thập kỷ 1970 nhà nước đã khẳng định tài chính phải là một yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế. Giữa thập kỷ 1980, Singapore là trung tâm tài chính đứng hàng thứ ba ở châu Á, chỉ sau Tokyo và Hồng Kông.

Ngân hàng Phát triển của Singapore được thành lập năm 1968 nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế nói chung. Đây là một dạng liên doanh trong đó nhà nước sở hữu 49%, còn lại là của các cổ đông thuộc khu vực cá thể. Với hệ thống các chi nhánh tỏa ra nhiều nơi, Ngân hàng Phát triển cung cấp các dịch vụ về tài chính và bảo hiểm, chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng thương mại cũng như các dịch vụ quản lý vốn đầu tư.

Khi sự phát triển kinh tế nở rộ ở khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về các quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, và từ đó người ta cần một trung tâm trong khu vực đủ khả năng làm nhiệm vụ trung gian về tài chính. Singapore đã đáp ứng tốt cho nhu cầu này. Chính quyền  Singapore đã thành một hệ thống ngân hàng ngoài nước để tập trung vào thị trường tài chính bên ngoài và các hoạt động về ngoại hối. Các quỹ tiền tệ quản lý ở Singapore do người nước ngoài đứng tên dùng để đầu tư cho thị trường trong nước hay ngoài nước đều được miễn thuế.

Hiệp hội Quốc gia các nhà buôn Chứng khoán (NASDAQ) ở Mỹ và cơ quan Giao dịch Chứng khoán đã hình thành một mối liên kết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh cổ phiếu của NASDAQ ở Singapore.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2114-02-633492318127500000/Kinh-te/Tai-chinh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận