Tài liệu: Singapore - Tiết kiệm cưỡng bức và việc tạo vốn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Singapore có được sự tích luỹ cao về tài chính chủ yếu là nhờ biện pháp thành lập Quỹ Dự phòng Trung ương,
Singapore - Tiết kiệm cưỡng bức và việc tạo vốn

Nội dung

TIẾT KIỆM CƯỠNG BỨC VÀ VIỆC TẠO VỐN

Singapore có được sự tích luỹ cao về tài chính chủ yếu là nhờ biện pháp thành lập Quỹ Dự phòng Trung ương, trong đó người lao động phải đóng góp phần thu nhập của mình, và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện (Post Office Savings Bank), trong đó người dân có thể ký thác tiền một cách tự nguyện. Quỹ Dự phòng Trung ương giúp đảm bảo nguồn tài chính cho người lao động khi đã về hưu hoặc không còn làm việc, có thời gian đã qui định mức đóng góp cưỡng bức lên đến 50% tổng thu nhập, trong đó người lao động và người sử dụng lao động mỗi bên đóng một nửa. Ngoài khoản tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc, một phần trong quỹ này được người lao động rút ra để mua nhà và trả phí bảo hiểm nhà, một phần được đưa vào các dự án đầu tư do chính quyền phê chuẩn, một phần khác được rút ra để mua sắm các loại tài sản khác. Ngoài ra người lao động cũng có thể rút tiền ở quỹ này để mua các loại cổ phần, cổ phiếu chứng khoán, hay mua vàng dành cho việc đầu tư. Chính sách của quỹ dự phòng này là đảm bảo tất cả số lượng đóng góp vào của người lao động cuối cùng đều được trả lại đầy đủ và ngoài ra còn có thêm một khoản lãi suất nữa. Đối với nhà nước Singapore, Quỹ Dự phòng Trung ương giúp ngân sách cho việc phát triển các tiện ích công cộng, đối với cá nhân người lao động, Quỹ giúp điều tiết việc mua sắm, tiêu dùng, do đó hạn chế được tình trạng lạm phát. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2114-02-633492313509375000/Kinh-te/Tiet-kiem-cuong-buc-va-viec-tao-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận