Tài liệu: Tôi là người vợ thế nào và tôi là người chồng thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu kỹ 1500 cặp vợ chồng, và kết quả là họ đã viết được 500 báo cáo.
Tôi là người vợ thế nào và tôi là người chồng thế nào?

Nội dung

Tôi là người vợ thế nào và tôi là người chồng thế nào?

Các nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu kỹ 1500 cặp vợ chồng, và kết quả là họ đã viết được 500 báo cáo. Chúng tôi sẽ không trình bày cặn kẽ các báo cáo đó để các bạn khỏi mệt, vì nó chỉ lý thú đối với các nhà chuyên môn. Chúng tôi chỉ thử rút từ đó ra những phẩm chất đặc trưng cho tất cả những đàn ông lẫn đàn bà kém thích nghi với cuộc sống vợ chồng (những phẩm chất ấy, chúng tôi liệt kê theo thứ tự tần số ít dần).

Phụ nữ kém thích nghi: thích cãi nhau, không có năng lực biểu lộ tình cảm thực sự, ích kỷ, chỉ đắm mình vào những hứng thú riêng, không chăm sóc bản thân khi ở nhà, thích danh vọng, quá hay chỉ trích chồng, không quan tâm đến con cái, nội trợ tồi.

Đàn ông kém thích nghi: không có hứng thú gì hết, không chăm lo vật chất cho gia đình, không thuỷ chung, không biểu lộ tình cảm, không có năng lực thoả thuận về công việc chung với vợ, thô bạo với con cái, dám dùng bạo lực với phụ nữ, không tỏ ra quan tâm tới nhà cửa, ít đòi hỏi đối với sự phát triển của bản thân, dễ giận.

Các bạn hãy chăm chú đọc lần nữa bản liệt kê ở trên cho thấy những phẩm chất ngăn cản việc thiết lập quan hệ bình thường trong gia đình và các bạn hãy cố trả lời trung thực xem bạn có một (hay nhiều) thói tật nào trong số đó.

Ngoài những tính chất xấu, cả thói quen xấu của chúng ta cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Nhưng nếu đối với các tình xấu mà chỉ bản thân chúng ta mới có thể đấu tranh thành công, thì đối với các thói quen xấu - có không ít nét chung với tính xấu - lại có thể sửa chữa từ bên ngoài được. Ví dụ, thói quen không sạch sẽ, hoặc không biết nghe người đối thoại với mình chẳng hạn. Nhưng có một điều thú vị: người ta thường dễ dãi với những thiếu sót của bản thân mình và lại đòi hỏi rất cao đối với các thiếu sót đó nhưng của người khác. Từ đó ta rút ra một kết luận quan trọng mà về thực chất chúng tôi đã nói tới ở trên: trong cuộc sống nói chung và trong cuộc sống vợ chồng, cần phải có chừng mực và bao dung đối với từng biểu hiện xấu cụ thể. Hãy nhớ rằng nếu là người bình thường, thậm chí có một số tính và thói quen xấu nào đó không ai lại đặt mục tiêu lấy chồng lấy vợ để rồi lập tức ly dị ngay. Ngược lại, bước vào hôn nhân, ai cũng mong ước điều tốt lành, đều tin rằng cuộc hôn nhân của họ là “hạnh phúc nhất trên đời”. Bạn hãy hỏi một phụ nữ lắm điều xem cô ta có ngắt lời chồng khi anh mới chỉ là chồng chưa cưới không? Đáp lại, người phụ nữ đó chỉ chớp mắt và ngạc nhiên hỏi: “Chẳng lẽ bây giờ tôi không nghe chồng tôi nói?”- mà thậm chí cô ta không nhận thấy cô ta thay đổi đến mức nào trong khoảng dăm năm gì đó. Hoặc bạn hãy hỏi một anh chàng keo kiệt, được đồng nào là gửi luôn vào quỹ tiết kiệm xem có bao giờ anh ta tặng hoa cho vợ khi chị mới chỉ là vợ chưa cưới? Má anh ta sẽ đỏ bừng lên mặc dù anh ta sẽ không trả lời chắc chắn khi nào anh ta bắt đầu nghĩ rằng hoa chỉ là một sự lãng phí không thể cho phép, không có hoa vợ anh ta cũng sống được.

Như chúng ta thấy, những thay đổi diễn ra trong chúng ta tuyệt nhiên không phải là bẩm sinh, chúng phát triển do những hoàn cảnh nhất định và có những nguyên nhân tâm lý hết sức quan trọng. Những hoàn cảnh và những nguyên nhân ấy không được để ý tới trong thời gian càng lâu, thì chúng ta càng khó sửa thói quen. Nhiều khi do có những ý định tốt mà ta lừa dối chút ít. Nhưng người quen lừa dối sẽ mất đi một trong những phẩm chất quý báu nhất là sự chân thành. Người không lửa dối dễ giải quyết các vấn đề của mình hơn. Còn người luôn lừa dối, cả trong công việc, cả ngoài công việc, thường sẽ lừa dối cả chính bản thân họ. Những thử nghiệm mà chúng tôi hướng dẫn ở dưới đây, sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đó.

Xin giải thích cách sử dụng những thử nghiệm này. Thay vì trả lời “có” hoặc “không” đối với mỗi câu hỏi bạn hãy tự cho điểm mình từ 0 đến 5. Nếu tổng số điểm bạn đạt được là 100 thì tốt đến mức quá quẩn, vì như vậy có nghĩa là chẳng những bạn nói dối người khác, mà còn nói dối chính bản thân bạn. Bạn hãy quay lại cuộc thử nghiệm lần nữa và hãy cố chân thực hơn. Sau khi ghi kết quả ra một tờ giấy riêng, bạn hãy yêu cầu chồng bạn đánh giá bạn theo bản thử nghiệm. Bạn đừng buồn nếu kết quả của chồng bạn quá thấp. Bạn cộng hai kết quả lại, rồi chia đôi. Nếu cả hai bạn đều chân thành với bản thân và với nhau, bạn sẽ biết được một điều gì đó giống như sự thật về bạn (với bản thử nghiệm cho chồng, bạn cũng làm tương tự - sẽ rất có ích cho anh ấy nếu anh ấy biết sự thật về bản thân mình).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4305-02-633737403422301072/Nhung-van-de-tam-ly-cua-gia-dinh-tre/Toi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận