TẠI SAO ĐÈN SAU CỦA XE ĐẠP KHÔNG CÓ BÓNG ĐÈN
MÀ LẠI CÓ THỂ PHÁT SÁNG?
Trên chắn bùn phía sau của xe đạp có lắp một chiếc đèn hậu nhàu vàng cam hoặc màu đỏ. Điều thú vị là ở chỗ trong đèn hậu không hề có bóng đèn, nhưng nhìn vào lại là sự phát sáng không đều, nhất là vào buổi tối, ánh sáng đèn hậu của xe đạp càng rõ. Đó là tại sao?
Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, ở một số thành phố lớn của nước Anh, xe đạp đã trở thành một loại phương tiện giao thông thời thượng.
Nhưng xe đạp đi lại trên phố vào ban đêm lại đem đến phiền toái cho xe ô tô, tai nạn giao thông xảy ra liên tiếp. Thế là chính phủ Anh yêu cầu các nhà sản xuất xe đạp phải lắp đèn chiếu sáng phía trước và kính phản quang phía sau của xe đạp. Trong khi đó việc thiết kế kính phản quang làm cho các nhà sản xuất xe đạp rất đau đầu, bởi vì mặt gương phẳng thông thường thường khống thể phản xạ ánh sáng của đèn ô tô theo ''đường cũ'' được. Qua việc nghiên cứu nguyên lý phản xạ ánh sáng nhiều lần, cuối cùng người ta đã chế tạo ra một loại bố trí phản xạ ánh sáng lý tưởng. Bên ngoài là một tấm kính bằng phẳng, bên trong lại là rất nhiều vật thể hình vòm, mỗi vật thể này gồm ba mặt phẳng ghép vuông góc với nhau tạo nên, hình thành ba mặt phản quang. Đây là thiết bị góc phản quang. Do ba mặt của thiết bị góc phản quang đặt vuông góc với nhau, cho nên dù ánh sáng đến từ góc độ nào, khi xuyên qua mặt kính phẳng, ánh sáng phản xạ sẽ men theo phương cũ mà phản xạ trở lại một cách ''thần kỳ'', điều này sẽ làm cho người lái ô tô ở phía sau xe đạp, dù ở bất cứ góc độ nào cũng có thể nhìn thấy ánh sáng phản xạ. Do đó trên thiết bị góc phản quang chọn dùng kính màu vàng cam hoặc màu đỏ khiến ánh sáng phản xạ ''có sức đâm xuyên'' rất lớn đó là ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ, vừa thu hút sự chú ý của thị giác. Ngoài ra về mỹ quan, kính màu đỏ dùng để chế tạo thiết bị góc phản quang cũng là một vật trang sức rất đẹp!
Thiết bị góc phản xạ với tất cả những đặc tính quang học của nó đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Chúng đã được áp dụng vào lĩnh vực thăm dò vũ trụ. Bằng cách dùng loại đá thạch anh chế tạo thành thiết bị phản xạ cỡ lớn được lắp đặt trên vệ tinh nhân tạo, còn được lắp đặt trên một số nơi khác nhau của bề mặt mặt trăng. Khi con người nhìn thấy những tia laze do nó phát ra, những góc phản xạ này luôn có thể phản xạ ánh sáng ngược trở lại thiết bị phát, các nhà khoa học có thể dùng nó để tiến hành nghiên cứu khoa học vũ trụ. Có thể thấy, một dụng cụ góc phản xạ nho nhỏ nhưng ứng dụng của nó lại thật không nhỏ.