Tài liệu: Tại sao dầu đóng dấu đỏ không phai màu?

Tài liệu
Tại sao dầu đóng dấu đỏ không phai màu?

Nội dung

TẠI SAO DẦU ĐÓNG DẤU ĐỎ KHÔNG PHAI MÀU?

 

Có một số bức tranh chữ cổ, do thời gian quá dài hoặc do bảo quản không tốt làm cho bức tranh hoặc giấy bị biến màu. Nhưng ấn của tác giả bức tranh còn lưu lại trên giấy vẫn giữ được màu sắc đỏ tươi rất đẹp. Chất lượng của dầu đóng dấu tốt thì cho dù là in mờ mờ trên bức tranh chữ hoặc giữ kín hoàn toàn trong lọ trải qua mấy chục năm, thậm chí là vài trăm năm vẫn giữ được màu sắc nguyên vẹn, màu đỏ bóng rất đáng yêu.

Bí mật của việc khó phai màu của dầu đóng dấu đỏ nằm ở đâu?

Dầu đóng dấu đỏ được làm từ bột chu sa đỏ trộn lẫn với dầu thực vật, cho làm một số nguyên liệu pha trộn có tính tơ sợi làm ''gân cốt''. Thời cổ đại, các nhà thư pháp, các họa sĩ rất thích loại dầu đóng dấu Bát Bảo, nghe nói trong quá trình điều chế có cho vào đỏ thạch tín, bột trân châu, bột đá quý, bột san hô, bột mã não, bột đá vân mẫu, bột vàng, có thể nói là không bao giờ bị phai màu.

Chu sa là thủy ngân lưu hóa, là một loại khoáng chất có màu đỏ rực. Trung Quốc là nước sử dụng và nghiên cứu Chu Sa sớm nhất trên thế giới, thời xưa còn gọi là ''Đan'', 2500 năm trước công nguyên đã có người luyện đan rồi.

Dầu đóng dấu đỏ sở dĩ có màu sắc tươi như vậy chủ yếu là do công nắng của chu sa. Màu sắc của tranh dễ phai là do các phân tử của chất liệu màu ''kết thân'' với oxy trong không khí, tạo nên quá trình oxy hóa. Thủy ngân lưu hóa không tác dụng với oxy, do đó từ đầu đến cuối vẫn giữ được màu sắc của nó, trải qua thời gian dài cũng không bị biến màu.

Chu sa còn là ''mẹ đẻ'' của thủy ngân. Màu lấp lánh ánh bạc của thủy ngân đa phần là từ màu đỏ của Chu sa - thủy ngân trong quá trình lưu hóa luyện thành.

Ngày nay trong khi chế xuất dầu đóng dấu, người ta thường dùng một số thuốc nhuộm hữu cơ thay thế chu sa, mặc dù độ bền màu của nó không như chu sa nhưng màu sắc đỏ bóng của chúng lại vượt xa dầu đóng dấu chu sa. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367037794218750/Hoa-hoc/Tai-sao-dau-dong-dau-do-khong-phai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận