TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG LẪN 2 LOẠI MỰC KHÁC NHAU?
Có rất nhiều người khi thay mực thường rửa sạch bút mực sau đó mới bơm mực mới vào bút. Bởi vì người ta biết rằng: mực không giống nhau mà dễ lẫn, rất dễ xảy ra lắng đọng, thậm chí làm cho mực bị phai màu.
Loại mực xanh đen đều dùng tanin sắt II, sắt sunfat và một số thuốc nhuộm hữu cơ có màu xanh phối hợp với nhau chế thành một dung dịch kẹo loãng. Trong dung dịch này, có rất nhiều hạt keo có mang điện tích. Vì cùng một loại mực thì những hạt keo mang điện tích này giống nhau. “Cùng tính thì đẩy, khác tính thì hút”, những hạt điện tích đó bài bác lẫn nhau, không thể kết hợp thành hạt điện tích mà lắng đọng lại.
Khi hai loại mực nhãn hiệu khác nhau trộn lẫn vào nhau, nếu như chúng được sản xuất từ nguyên liệu như nhau thì các hạt keo điện tích đó có mang điện tích giống nhau, không xảy ra hiện tượng lắng đọng. Nhưng nếu chúng được làm từ nguyên liệu không giống nhau, điện tích không giống nhau thì sẽ gây ra rắc rối các hạt điện tích nhỏ sẽ hút nhau, kết quả là các hạt điện tích sẽ dần to lên, cuối cùng sẽ lắng đọng xuống dưới, đáy lọ mực sẽ có cặn. Ví dụ như mực xanh ban đầu làm từ thuốc nhuộm có tính axít gặp mực xanh có tính bazơ sẽ rất nhanh xảy ra hiện tượng lắng đọng. Không chỉ làm tắc ngòi bút, màu sắc của mực cũng bị thay đổi, mực sẽ biến thành màu ngày một nhạt.