Tài liệu: Vì sao dùng tia laze có thể điều trị được chứng cận thị ở mắt?

Tài liệu
Vì sao dùng tia laze có thể điều trị được chứng cận thị ở mắt?

Nội dung

VÌ SAO DÙNG TIA LAZE CÓ THỂ

ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC CHỨNG CẬN THỊ Ở MẮT?

 

Text Box:  Rất nhiều người đặc biệt là thanh thiếu nhiên hay mắc bệnh cận thị, do khi xem sách, viết lách. không chú ý giữ gìn mắt, và khi bị cận rồi cũng không biết đeo kính đúng cách. Tuy đeo kính có thể giúp người bệnh nâng cao thị lực, nhưng đeo kính liên tục sẽ có nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, hơn nữa kính không thể có tác dụng điều trị bệnh cận thị. Vì thế, trong rất nhiều năm qua, tìm cách điệu trị bệnh cận thị có hiệu quả bằng phương pháp vật lý là ý tưởng và nguyện vọng thiết tha của các nhà vật lý học và bác sĩ nhãn khoa.

Đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, bác sĩ nhãn khoa người Liên Xô đã phát minh ra kỹ thuật chữa bệnh mắt cận bằng kỹ thuật ngoại khoa, phương pháp đó chính là dùng dao phẫu thuật cắt các đường trên giác mạc bằng cách bức xạ nhằm thay đổi độ cong của giác mạc, để có được hiệu quả khúc xạ. Sau này dao laze được phát minh ra khiến các thao tác thuận tiền, điều khiển dễ dàng, lưỡi dao lại phẳng nhẵn. Con người đã nhanh chóng dùng dao tia laze thay thế cho dao phẫu thuật ngoại khoa, phát minh ra kỹ thuật điều trị mắt cận bằng dao laze vừa hiệu quả lại an toàn hơn.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa quy luật sử dụng tia laze điều trị mắt cận, trước hết chúng ta cần xem xét nguyên nhân gây ra mắt cận thị một cách đơn giản: Nhãn cầu của con người chủ yếu là do giác mạc, thuỷ tinh thể, tròng mắt và võng mạc cấu thành. Trong điều kiện bình thường, khi tia sáng vật phát ra đi qua giác mạc và thuỷ tinh thể, trên võng mạc hình thành lên hình ảnh sự vật rất rõ nét, khi đó, mắt sẽ nhìn thấy vật thể. Người bị cận thị thì thị lực yếu, nhìn gần rõ nhưng nhìn xa thì mờ. Mặt trước sau nhãn cầu của những người này dài ra, hoặc lực ánh sáng của giác mạc, thuỷ tinh thể bị che khuất quá nhiều, làm cho cảnh vật hiện tượng ở xa lơi vào phía trước của võng mạc, tạo ra hình ảnh không rõ trên võng mạc mắt. Mắt bị cận thị thông thường phải dùng 1 thấu kính lõm, thấu kính lõm có tác dụng phân tán tia sáng, làm cho ảnh vật thể ở xa cũng có thể nằm trên võng mạc mắt, do đó thị lực được điều chỉnh.

Khác với kính đeo, dùng tia laze điều trị mắt cận là dùng kỹ thuật tia laze thay đổi độ cong của giác mạc, với mục đích điều chỉnh thị lực để nó bệnh nhìn vật thể rỡ hơn. Trong phẫu thuật sử dụng máy phát laze để phát ra tia laze tử ngoại có bước sóng dài 193.10-9 mét. Dưới sự điều khiển của máy tính, tia laze có thể tiến hành “gia công” từng phân tử một đối với giác mạc, nó chính là ''dao phẫu thuật'' vô cùng tinh vi. Tia laze có khả năng là là vì tia laze có một loạt các đặc điểm ưu việt hơn ánh sáng đèn thông thường như: tính đơn sắc tốt, tính phương hướng tốt, có tính liên quan với nhau và có khả năng điều hoà, điều chế được.

Dùng kỹ thuật tia laze có thể chữa được các bệnh về mắt như chữa viễn thị, loạn thị, thời gian phẫu thuật ngắn, không đau đớn, độ chính xác cao, sau phẫu thuật di chứng nhỏ. Hiện nay, đã có hơn 10 quốc gia: Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Trung Quốc... tiến hành sử dụng tia laze điều trị cận thị, có hơn 10 vạn người cận thị đã điều trị được, tỷ lệ thành công là trên 93%.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633365035193565276/Vat-ly/Vi-sao-dung-tia-laze-co-the-dieu-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận