VÌ SAO SỬ DỤNG MÁY CHỤP ẢNH TẠO ẢNH MỘT LẦN
CÓ THỂ LẬP TỨC LẤY ĐƯỢC ẢNH?
Nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh không có gì là bí mật. Trên phim chưa chụp có bôi một lớp chất liệu cảm quang - dung dịch nước tráng bạc, chất liệu này sau khi cảm quang, sẽ lưu bụi ảnh ẩn lại, nước tráng bạc bị cảm quang, dưới tác dụng của dịch hiện hình, biến thành hạt bột màu đen, xếp trên phiến cơ. Độ nhiều ít của số bạc nguyên chất do sự mạnh yếu của sự cảm quang quyết định. Bộ phận cảm quang mạnh sẽ có nhiều bạc nguyên chất, bộ phận cảm quang yếu lượng bạc sẽ ít, như thế mới có thể hình thành hình ảnh vật thể có độ sáng tối nhất định trên phim chụp. Những phần vật thể có độ sáng cao thì trên phim chụp sẽ có màu đen, phần vật thể tối thì trên bản âm chụp sẽ trong suốt. Hình ảnh này được gọi là ''phụ ảnh''. Phim chụp này gọi là ''phụ phim''.
Trong quá trình rửa ảnh, dung dịch tráng bạc trên bức ảnh bị rửa đi mất. Nếu chúng không bị rửa đi, mức độ đậm nhạt của hình ảnh được tạo nên sẽ tương phản với lượng dung dịch tráng bạc còn lại trên âm bản, đó chính là ảnh thật. Nếu không rửa sạch nước bạc này, mà vẫn giữ nguyên vì trí và số lượng vốn có, tán rộng ra khắp trên tấm phim chụp, sau đó tiến hành hiện hình và định ảnh, như vậy chẳng phải sẽ có một bức ảnh thật rõ nét hay sao?
Chất liệu cảm quang của máy chụp một lần tạo ảnh là đo hai phiến cơ tổ hợp thành. Phiến cơ tầng trên mặt là phiến phụ, bề ngoài của nó có chứa một hàm lượng chất bạc cao, được bôi một lớp tráng bạc mỏng, phiến cơ tầng dưới là phiến chính, mặt ngoài có một lớp tiếp xúc được tạo ra bởi các chất như than hoạt tính, chất lưu hoá, chất keo tổ hợp thành. Giữa 2 tầng phiến có một túi chất dẻo trong có một loại chất đặc biệt. Chất đặc biệt trong túi dẻo này do các chất hiện hình, chất định ảnh, dung dịch tráng bạc hoà tan, chất keo tạo thành. Sau khi âm bản được cảm quang, hai lớp phiên bản đồng thời bị ép xuống làm cho túi chất dẻo vỡ ra, chất đặc biệt được trải đều trên mặt của bản chính và âm bản. Khi đó, giữa bản chính và âm bản xảy rạ hàng loạt các phản ứng hoá học: Trong lớp chất phủ trên âm bản, phần dung dịch tráng bạc được cảm quang sẽ sản sinh ra kim loại bạc nguyên, lưu lại trên âm bản, dung dịch tráng bạc ở những phần chưa bị cảm quang sẽ bị chất đặc biệt hoà tan, sau đó trải trên mặt của tầng tiếp xúc của bản chính với chất xúc tác bạc sunfuric, tạo ra bạc nguyên chất. Trên phiên bản 2, sẽ hình thành ảnh chính chúng ta cần. Như thế, đã tạo được một bức ảnh đen trắng, với bức ảnh màu tạo ảnh một lần, thì nguyên lý cơ bản cũng tương tự như thế, nhưng nguyên liệu cảm quang và quá trình phản ứng hoá học của nó còn phức tạp hơn nhiều so với ảnh đen trắng.
So với máy ảnh thông thường, thấu kính và ống kính của máy ảnh tạo ảnh một lần không có gì khác nhau, nhưng thân máy của phim nhựa lại được lắp đặt khác. Để xoay và ép túi chất đặc biệt thì trên thân máy cần có một đôi trục quay bằng sắt không gỉ, bản chính và bản phụ được ép thông qua trục quay này.
Phim nhựa thành ảnh một lần là loại phim hộp, mỗi hộp 8 tấm. Khi chụp đặt hộp ở sau thân máy. Sau khi chụp, đầu tiên kéo giấy ra sao cho phụ bản và bản chính trùng khít sau đó lại lôi ra từ trong khe giữa của trục quay. Sau mấy giây bóc bản chính ra từ phụ bản rồi quét lên trên đó một lớp chất đặc biệt, như vậy đã có thế tạo ra một tấm ảnh.
Chụp ảnh một lần thành ảnh có thể lấy ngay lập tức, có ưu điểm chụp nhanh tiết kiệm được dung dịch tráng bạc, và nó đều được ứng dụng rộng rãi trên các phương diện quốc phòng, nghiên cứu, y tế, bản tin,...