TẠI SAO VỪA ĐẠP PHANH THÌ Ô TÔ LIỀN DỪNG LẠI?
''Tăng tốc nổ van dầu, giảm tốc đạp phanh''. Đây là quy tắc cơ bản nhất khi lái một chiếc ô tô. Trong cuộc sống bình thường, đa số mọi người đều không thể rời khỏi phương tiện vận chuyển tốc độ cao nhanh chóng tiện lợi này. Nhưng tại sao khi đạp phanh, chính là thường gọi là ''Phanh'' thì ô tô liền dừng lại?
Chúng ta biết rằng, lực tác dụng là nguyên nhân làm thay đổi trạng thái vận động của vật thể. Đối với ô tô mà nói, thế giới bên ngoài mà nó tiếp xúc chỉ là mặt đất, do vậy lực tác dụng của nó chỉ có thể do mặt đất đem lại. Vậy thì bàn đạp phanh của ô tô và mặt đất có quan hệ gì? Thiết bị truyền động phanh của ô tô chủ yếu gồm các linh kiện như bàn đạp, cần kéo, bánh phanh lồi hợp thành, tác dụng phanh gồm các linh kiện như màng phanh xoay nguyên kiện, má phanh không xoay nguyên kiện, khoá đỡ, lò so phục hồi hợp thành, bàn đạp do lái xe điều khiển.
Khi thiết bị phanh không hoạt động, ma sát giữa mặt trụ tròn giữa màng phanh và má phanh được giữ ở một khoảng cách nhất định, làm màng phanh có thể tự do di chuyển theo bánh xe. Khi người lái xe muốn giảm tốc độ xe, bèn đạp xuống bàn đạp, thông qua cần kéo và cánh tay làm bánh lồi của phanh chuyển một góc, từ đó chống lại lực kéo của lò so, đẩy má phanh chuyển động quanh trục đỡ, đầu trên của má phanh tách sang hai bên. Như vậy, má phanh không xoay sinh ra một lực ma sát lớn trong quá trình màng phanh xoay, hướng của nó ngược với hướng của bánh xe. Sau khi lực ma sát này được truyền cho bánh xe, do bánh xe và mặt đường có tác dụng hút, bánh xe sinh ra một lực tác dụng cắt hướng về phía trước đối với mặt đường, đồng thời vào lúc này, căn cứ vào nguyên lý của lực tác dụng và lực phản tác dụng, mặt đường cũng tạo ra một lực tác dụng lớn hay nhỏ tương đương có hướng ngược lại với bánh xe, đây chính là lực phanh cản trở xe tiến lên phía trước.
Do vậy, sau khi lái xe đạp phanh, qua quá trình của một loạt tác động của các thiết bị phanh trong xe có thể trong một thời gian rất ngắn làm xe dừng gấp lại.