Tài liệu: Tại sao Xenlulôzơ lại được gọi là “Chất dinh dưỡng thứ 71”?

Tài liệu
Tại sao Xenlulôzơ lại được gọi là “Chất dinh dưỡng thứ 71”?

Nội dung

TẠI SAO XENLULÔZƠ LẠI ĐƯỢC GỌI LÀ

''CHẤT DINH DƯỠNG THỨ 71''?

 

Như mọi người đều biết, đường, chất béo, prôtêin, vitamin, chất vô cơ và nước là 6 loại chất dinh dưỡng không thể thiếu có trong thức ăn duy trì sự sống của con người. Gần đây, có một nhà dinh dưỡng học đã đưa vào danh sách trên chất dinh dưỡng thứ 7 là xenlulôzơ tức thức ăn có chất xơ. Mặc dù con người không thể trực tiếp lấy năng lượng từ xenlulôzơ và cũng không có cách nào sử dụng nó tham gia vào quá trình trao đổi chất nhưng xenlulôzơ vẫn có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

Xenlulôzơ là vật chất cơ bản cấu tạo nên thân thực vật, nó tổ hợp thành mạng luới thành tế bào của thực vật, có trong rễ, thân, lá của thực vật. Trong thức ăn của chúng ta, như rau xanh, củ quả tươi đều có rất nhiều xenlulôzơ. Từ khi xuất hiện tên gọi ''thức ăn có chất xơ'', người ta xếp một số loại phi tinh bột mà các loại enzim tiêu hóa không thể tiêu hóa được vào loại thực phẩm chất xơ. Khi phân tích thành phần thực phẩm, chúng được gọi là thức ăn thô.

Xenlulôzơ là một loại vật chất như thế nào? Từ góc độ phân loại chất hóa học, xenlulôzơ và tinh bột đều thuộc nhóm đường, thành phần của chúng về mặt hóa học gần giống nhau, giống như anh em sinh đôi vậy: chúng đều có rất nhiều phân tử glucôza liên kết hỗ trợ nhau hợp thành, chỉ khác nhau ở phương thức liên kết giữa các phân tử glucôza đó. Khi ở dạng thực phẩm, sau khi tinh bột đi vào cơ thể con người, dưới tác dụng của các enzim sẽ bị phân giải thành đường glucô, từ đó trở thành nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Nhưng do không có enzim phân giải xenlulô, do đó, xenlulô chỉ được ''du hành'' trong hệ thống tiêu hóa của con người - đi hết một vòng sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên có một số loài động vật ăn cỏ có enzim tiêu hóa xenlulôzơ, do đó lá cây, cỏ tươi có chứa xenlulôzơ phần lớn đều được các loại động vật này hấp thụ, và chuyển hóa thành năng lượng cho chúng hoạt động.

Mặc dù xenlulôzơ không được cơ thể chúng ta hấp thụ, tiêu hóa nhưng lại có khả năng kích thích thúc đẩy sự nhu động đường ruột, làm tăng công năng của đường ruột. Dưới tác dụng của các vi khuẩn đường ruột, hơn 5% xenlulôzơ được phân giải, sản sinh ra inositol và axít lactíc, axít axetic, vitamin K... Những chất này vừa duy trì độ axít trong đường ruột, làm giảm sự sinh sôi này nở của vi khuẩn có hại, làm chất đệm cho thành ruột hấp thụ đường glucô, và còn có tác dụng bài trừ phân và nước tiểu. Có lợi ích hơn cả là một số vi khuẩn đường ruột khi phân giải xenlulôzơ có thể sản sinh ra vitamin nhóm B như xít pantotenic, và vitamin nhóm K... cung cấp cho cơ thể hấp thụ.

Thực phẩm có chất xơ ngày càng được sự coi trọng của mọi người, nó thể hiện sự nhận thức của con người ở trình độ cơ hơn về thức ăn thời hiện đại. Hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng, các chứng bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,... đều do sự  dư thừa chất dinh dưỡng hoặc do thiếu chất xơ mà sinh ra. Trước mắt, những người mắc bệnh tiểu đường dùng táo làm đồ ăn và thuốc (60 gram táo chứa 5 gam xenlulôzơ) có thể đạt được hiệu quả khỏi bệnh rõ ràng. Trong cuộc sống hàng ngày, số lượng xenlulôzơ chúng ta cần dùng là 6 - 7 gram là thích hợp, tương đương với 40 gram rau cải bắp, 70 gram cà rốt, 20 gram dưa chuột hoặc 80 gram táo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367033422343750/Hoa-hoc/Tai-sao-Xenlulozo-lai-duoc-goi-la-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận