ĐƯỜNG CÓ PHẢI LÀ CHẤT NGỌT NHẤT KHÔNG?
Mức độ của vị ngọt của những chất có vị ngọt được gọi là độ ngọt.
Độ ngọt có tiêu chuẩn như sau: quy định độ... ngọt của đường mía là 100. Nếu ở cùng một nồng độ mà một chất ngọt gấp 5 lần độ ngọt của đường mía, thì độ ngọt của nó là 500. Ví dụ, độ ngọt của đường quả là 173, ngọt hơn đường mía, độ ngọt của đường glucoza là 64, nên không ngọt bằng đường mía.
Vậy đường có phải là chất ngọt nhất trên đời này hay không?
Chất ngọt nhất trên đời hoàn toàn không phải thuộc loại đường. Đường hoá học ngọt hơn đường mía gấp 500 lần ấy chứ, nhưng nó không phải là đường, mà chỉ là một hợp chất hữu cơ có kết cấu hoàn toàn khác với kết cấu của đường.
Năm 1969, một nhà khoa học Nhật Bản tên là Điền Triết đã phát hiện ra ở Brazin có một loại cây gọi là hoa cúc lá ngọt, vật chất lấy từ thân cây của nó còn ngọt hơn cả đường nữa. Năm 1970, các nhà khoa học Anh và Mỹ lại phát hiện ra trong rừng rậm ở Tây Châu Phi có một loại thực vật có tên là cây, táo gai, hợp chất lấy được từ loại cây này - sumatin, nó còn ngọt hơn đường cát gấp hơn 3000 lần, vì thế được gọi là đường thiên nhiên ngọt nhất.
Tuy nhiên, sumatin vẫn không phải là chất ngọt nhất trên thế giới. Vật chất được phát hiện là ngọt nhất trên thế giới hiện nay là một loại prôtêin. Độ ngọt của nó là khoảng 3000000, tức là ngọt hơn đường cát gấp 30.000 lần. Trong hơn 2000 chất có vị ngọt đã được phát hiện, loại quả thần bí sinh trưởng trong rừng rậm ở Châu Phi được xem là kì lạ nhất. Bản thân loại quả này không có vị ngọt, nhưng nếu ta ăn loại quả thần bí này, tiếp đó ăn đồ chua, thì trong miệng sẽ cảm thấy ngọt một cách kì lạ, quả thật là “thần bí”.