VÌ SAO CÓ THỂ DÙNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC
ĐỂ NGHIÊN CỨU NHỮNG HIỆN TƯỢNG MƠ HỒ?
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên gặp phải những hiện tượng mơ hồ. Ví dụ xét xem một người có phải là trẻ em không, thông thường sẽ dựa vào tuổi tác để phân định: nhỏ hơn 15 tuổi là trẻ em, lớn hơn 15 tuổi thì không phải là trẻ em. Theo cách phân định này, đối với những người 17 tuổi và 47 tuổi, chúng ta chỉ có thể đưa ra khái niệm mơ hồ: họ không phải là trẻ em. Nhưng người 17 tuổi hiển nhiên gần với trẻ em hơn, làm thế nào để biểu thị rõ ràng trình độ gần này? Việc này cần phải nhờ tới phương pháp toán học.
Dùng công thức đước đây, có thể tính ra mức độ gần với lứa tuổi trẻ em của một người, chúng ta gọi là “Độ Kangshu''
M(Y) =
Trong đó Y là tuổi của con người, giá trị của M là ''Độ Kangshu''. Khi một người chưa đến 15 tuổi, có thể thấy ''Độ Kangshu'' M(Y)=1, tức người này là trẻ em, khi một người 25 tuổi, có thể thay Y=25 vào công thức và được
M(25)= (l + )-1=0,9; nếu một người 35 tuổi, thì Độ Kangshu
M(35)= (l + )-l = 0,3 theo thứ tư mà suy rộng ra, tuổi càng lớn, thì Độ Kangshu càng lớn. Có thể thay Độ Kangshu thay đổi từ 1 - 0, Độ Kangshu càng lớn, cho ta biết tuổi của người kiểm tra càng gần với lứa tuổi nhi đồng.
Cùng với sự phát triển của thời đại, những phương pháp so sánh này càng được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực, không chỉ là hiện tượng mơ hồ, mà ngay cả văn học, lịch sử v.v... Những môn dường như không có cách gì số hoá được cũng có thể dùng phương pháp toán học để tiến hành nghiên cứu. Nhất là sau khi máy tính ra đời, phương pháp số hoá đã có bước phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng.