VÌ SAO BĂNG TỪ CÓ THỂ GHI ÂM GHI HÌNH ĐƯỢC?
Băng từ ghi âm, ghi hình đều là do một loại bột từ vô cùng nhỏ, dính thành cục, chế tạo thành vạch bôi rất đều trên phiên bản Te - rơ - len. Những hạt bột từ này được sắp xếp rất tỉ mỉ, khi nhận được từ hoá của từ trường, lượng từ còn dư lại trên bề mặt, sẽ biến đổi tuỳ theo sự biến đổi của cường độ từ trường. Khi băng từ tiến hành ghi âm hoặc ghi hình, thu tiếng nói hoặc hình ảnh thông qua mi-cơ- rô hoặc máy ảnh vô tuyến, đầu trên biến thành tín hiệu điện tương ứng, sau đó những tín hiệu điện đó thông qua đầu từ máy ghi âm hoặc máy ghi hình, biến thành sự thay đổi mạnh yếu của từ trường. Đầu từ là một nam châm điện đặc biệt, trên mũi nhọn đầu từ có một khe hở rất hẹp, khi băng từ đi qua khe hở của đầu từ, tín hiệu điện lưu thông qua cuộn dây đầu từ kề sát trên băng từ thông khe hở đầu từ đã có đường từ lực thông qua, băng từ được từ hoá, sự biến đổi của tín hiệu điện là thông qua sự biến đổi từ trường ghi lại trên băng từ. Khi phát lại, ngược lại với quá trình nói trên, đó là sự biến đổi mạnh yếu của từ trường ghi trên băng từ, và tín hiệu điện biến đổi tương ứng vốn có, sau khi phóng to và xử lý, tín hiệu điện này chuyển đến máy khuếch đại âm thanh hoặc hình ảnh trên bóng hình của thiết bị theo dõi vô tuyến, sẽ có thể phát ra âm thanh hoặc hiển thị hình ảnh vốn có. Do nguyên lý làm việc của băng từ ghi âm và ghi hình giống nhau, vì vậy khi ghi hình vào băng từ ghi hình đồng thời có thể ghi được cả âm thanh.
Đương nhiên, việc sản xuất băng đĩa ghi hình phải qua nhiều công đoạn phức tạp và nghiêm ngặt hơn so với băng từ ghi âm. Vì vậy sự thay đổi tần số âm thanh, thông thường là trong phạm vi từ máy vài chục hz đến 2 vạn hz, ghi âm và phát lại đều tương đối đơn giản. Còn những hình ảnh cực đơn giản và một hình ảnh cực phức tạp chi tiết, tín hiệu điện tương đương lại là từ 0 hz đến vài Mhz.