VÌ SAO DÙNG PHÉP THẾ CÓ THỂ VẼ RA NHỮNG VẼ RẤT ĐẸP?
Chúng ta hãy xem bức hoạ trước nhé. Có phát hiện gì không? Thực ra, 9 bức hoạ này đều vẽ một cảnh. Bức thứ nhất là một bức vẽ toàn cảnh. Từ bức thứ hai trở đi, mỗi bức đều là hình phóng to cửa một bộ phận nào đó của bức thứ nhất. Bức 9 gấp 300000000 lần bức thứ nhất.
Sau khi xem xong 9 bức vẽ này, hẳn mỗi người đều cảm nhận được cái đẹp tinh vi và tinh tế. Từ chỗ chỉ là hai vết mực sau khi phóng to dần lên đã hiện rõ ra núi Lư Sơn trước mặt với những đường cong ngoằn ngoèo, cho con người ta một cảm giác rộng rãi, sáng sủa giống như cảm giác nhìn thấy tận đường chân trời vậy. Đây là cái đẹp tinh xảo nằm ngoài ý muốn của con người.
Những bức vẽ đẹp đẽ này, là tác phẩm của bậc danh hoạ nổi tiếng nào vậy? nói ra chắc các bạn không tin đó là tác phẩm của một nhà toán học người Pháp tên là Monterburuo dùng phép thế để thiết kế và do máy tính vẽ ra đấy, trong toán học được gọi là “tập hợp Monterburuò''. Nhìn tập hợp Monterburuo đường như rất phức tạp này, thực ra cấu tạo của nó khá đơn giản. Ý tưởng chính của nó là thay thế. Điểm khác với phép thế giới thiệu ở bài trước là cái dùng để thế ở đây là điểm. Có thể giả thiết toạ độ của điểm tham số A là (c,d), toạ độ của điểm ban đầu là (an,bn) muốn tìm được điểm mới (an+l, bn+l) công thức thế là một hệ thống phương trình là bậc 2:
an+l = an2 - bn2 + c
bn+l= 2anbn+ d
và bắt đầu thế từ (0,0). Nếu qua thế, thứ tự của hệ thống điểm thu được là có giới hạn thì dùng màu đen vẽ điểm tham số A(c,d), nếu không thì dùng màu trắng để biểu thị. Cứ như vậy, trên mặt phẳng chọn điểm tham số tuý ý, dùng cách trên có thế vẽ ra một bức vẽ thay đổi phong phú và rất đẹp.
Toán học - môn khoa học nổi tiếng về sự nghiêm túc, cẩn thận không ngờ lại có tính nghệ thuật và tính truyền cảm mạnh mẽ đến vậy. Trong khi cảm nhận vẻ đẹp của tập hợp Monterburuo, chúng ta không thể không khâm phục trước sức hấp dẫn vô cùng của toán học.