Tài liệu: Vì sao ti vi màu có thể dùng 3 loại màu sắc đỏ, lục, lam tạo thành hinh ảnh?

Tài liệu
Vì sao ti vi màu có thể dùng 3 loại màu sắc đỏ, lục, lam tạo thành hinh ảnh?

Nội dung

VÌ SAO TI VI MÀU CÓ THỂ DÙNG 3 LOẠI MÀU SẮC

ĐỎ, LỤC, LAM TẠO THÀNH HÌNH ẢNH?

Con người dùng mắt quan sát một vật thể, có thể thấy màu sắc của vật thể đó, là bởi vì tia sáng của vật thể này phát ra, hoặc tia sáng phát ra từ bệ ngoài vật thể, đi vào mắt, trên màng võng mạc của đáy nhãn cầu hình thành hình ảnh.

Text Box:  Tia sáng kích thích tế bào cảm quang trên màng võng mạc, tế bào cảm quang cảm nhận được tin tức do hệ thống thần kinh chuyển đến não bộ, sinh ra thị giác. Tế bào cảm quang có hai loại, một loại tế bào hình cột tương đối mẫn cảm với độ sáng tối của tia sáng, tế bào loại hai hình cái dùi tương đối mẫn cảm với màu sắc ánh sáng. Đương nhiên, màu sắc cũng phải có độ sáng nhất định mới có thể nhận biết được. Vào ban đêm, nếu có ánh trăng các cảnh vật như cây cối, nhà cửa cùng lọt vào mắt ta nhưng việc phân biệt ra màu sắc của chúng là rất khó khăn.

Những kiến thức vật lí cũng cho chúng ta thấy, ánh sáng là một loại sóng điện từ, những ánh sáng có màu sắc không giống nhau thì có bước khác nhau, những sóng điện từ mà mắt người có thể nhìn thấy được gọi là ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được, ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được của bước sóng dài nhất là ánh sáng màu đỏ, ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được bước sóng ngắn nhất là ánh sáng màu tím, ánh sáng có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ được gọi là tia hồng ngoại, ánh sáng có bước sóng ngắn hơn so với bước sóng của ánh sáng lâu tím được gọi là tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia tử ngoại mắt thường không thể nhìn thấy.

Vào thế kỷ 17, các nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng lọc sắc và và trộn sắc của ánh sáng. Chúng ta chiếu ánh sáng mặt trời màu trắng đến một lăng kính, chùm tia sáng sau khi đã qua lăng kính sẽ lần lượt phân thành 7 màu sắc ánh sáng: đỏ, màu da cam, vàng, lục, xanh, lam, tím: Ngược lại, 7 màu sắc này trộn lẫn với nhau và sẽ trở thành ánh sáng trắng. Do vậy đi đến két luận, ánh sáng mặt trời là một loại ánh sáng đa sắc.

Cảm giác chủ quan của mắt người đối với màu sắc ánh sáng và sự phân tích khách quan trong vật lý không hỗn toàn khớp với nhau, sự khác biệt này gọi là ảo giác. Cho dù là ảo giác, nhưng trong não người ''ảo giác vẫn là ảo giác''. Ví dụ nói ánh sáng trắng chúng ta nhìn thấy có thể là do hỗn hợp 7 màu sắc nói trên tạo thành, cũng có thể do hỗn hợp 3 loại màu sắc ánh sáng: ánh sáng màu vàng, đỏ và ánh sáng màu lam tạo thành. Hỗn hợp thành ánh sáng trắng có thể có rất nhiều phương án, nhưng kết quả giống nhau đều thành ánh sáng trắng. Cảm giác chủ quan của mắt người không thể phân chia ánh sáng trắng do loại ánh sáng nào trộn lẫn mà thành, chỉ có thể nhờ vào lăng kính phân màu mới có thể xác định được thành phần tổ hợp thành ánh sáng trắng là do những loại ánh sáng nào trộn lẫn mà thành.

Ánh sáng trắng ít nhất phải dùng hai loại ánh sáng màu, pha trộn với nhau mà thành, như vậy thế giới vô tận, sặc sỡ nhiều màu, màu sắc muôn vàn tươi đẹp có phải là cũng do hai màu sắc ánh sáng cơ bản trùng lặp tạo nên không? Các nhà khoa học thông qua nhiều thực nghiệm và nghiên cứu đưa ra kết luận: dùng hai loại màu sắc ánh sáng cơ bản chiếu, theo cường độ phối hợp không giống nhau, có thể, tạo ra rất nhiều loại màu sắc ánh sáng, phương án này tuy đơn giản nhưng hiệu quả không cao, một số màu sắc trong đó cũng không tươi sáng. Các nhà khoa học dùng 3 loại màu sắc ánh sáng đỏ, lục, lam làm cơ bản, đã xác định được nội dung cơ bản của, nguyên lý 3 màu cơ bản: các màu sắc trong tự nhiên đều có thể tạo từ 3 màu cơ bản theo hỗn hợp tỉ lệ nhất định, 3 màu sắc cơ bản xanh, đỏ, lam độc lập với nhau, bất kỳ 1 màu sắc nào trong đó cũng không thể chỉ do 2 màu sắc cơ bản tạo thành, tỷ lệ 3 màu cơ bản trong trộn màu đã có thể quyết định được độ bão hoà và sự điều chỉnh màu sắc của hỗn hợp màu.

Căn cứ vào nguyên lý 3 màu cơ bản, các nhà khoa học đã xác định được phương án chuyển màu trong ti vi màu, muốn chuyển tải và tái hiện các loại màu sắc khác nhau trong tự nhiên, thì không cần tìm kiếm ánh sáng các màu sắc, chỉ cần phân giải và trộn lẫn 3 loại màu cơ bản là được. Tín hiệu vô tuyến trước sự chuyển tải phân giải màu sắc các cảnh vật thành 3 màu cơ bản khác nhau, 3 màu cơ bản thông qua mã hoá với các tín hiệu khác, như âm thanh, độ sáng, tần số quét, sau khi dùng tần số cao điều chỉnh sóng vô tuyến điện, thông qua ăng ten phóng xạ phóng vào không trung. Ti vi màu sau khi nhận được tín hiệu vô tuyến của đài truyền hình sẽ tiến hành phân tích, giải mã các tín hiệu điện tử cho đến khi thu được màu cơ bản với những tỉ lệ khác nhau rồi lần lượt chuyển vào súng điện tử ám cực với ba cặp màu  để thể hiện hình ảnh, điện tử của súng phóng xạ điện tử tạo ra 3 loại bột huỳnh quang tương ứng đỏ, lục, lam. Ba loại bột huỳnh quang này khoảng cách vô cùng gần, mắt thường không thể phân biệt được, chỉ có thể nhận rõ  hỗn hợp 3 màu sắc.  

Khi bạn mở công tắc nguồn điện máy thu hình, khi hình ảnh hiện rõ trên màn huỳnh quang, bạn đến gần màn huỳnh quang, dùng kính lúp quan sát tỉ mỉ một chút, sẽ phát hiện thấy trên mặt cơ dải sáng hình chữ nhật rất nhiều màu sắc, là một tập hợp ba màu, ba tổ hợp gần nhau tạo thành một hình vuông, trong mỗi hình vuông đều có ba màu sắc đỏ, lục, lam, nhưng trong các hình vuông khác nhau độ sáng của ba màu sắc đỏ, lục, lam không giống nhau. Ba loại ánh sáng hình chữ nhật đỏ, lục, lam ở gần nhau thứ tự trùng nhau, ba hình vuông gần nhau liên kết thành một dải, hiện ra hình ảnh muôn màu muôn vẻ, màu sắc vô cùng phong phú.  

Ti vi màu cũng là được tạo ra thông qua ba màu cơ bản đỏ, lục, lam như vậy, hiện ra màu sắc đẹp đẽ, vô cùng phong phú của giới tự nhiên. Theo sở thích khác nhau của con người, chúng ta có thể điều tiết to, nhỏ độ bão hoà màu sắc,…

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633365031586534026/Vat-ly/Vi-sao-ti-vi-mau-co-the-dung-3-loai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận