Tài liệu: Vì sao vô tuyến có khả năng tạo hai màn hình?

Tài liệu
Vì sao vô tuyến có khả năng tạo hai màn hình?

Nội dung

VÌ SAO VÔ TUYẾN CÓ KHẢ NĂNG TẠO HAI MÀN HÌNH?

 

Vô tuyến chỉ có một màn hình, thông thường cũng chỉ xem được một tiết mục của giải tần số có biên độ nhất định- Nhưng, có một loại vô tuyến có khả năng tạo hai màn hình, có thể cùng lúc thu được tiết mục của các kênh khác nhau, ở góc phía dưới màn hình hình ảnh mất đi thay vào đó là một màn hình nhỏ thu hình ảnh của một kênh khác.

Vô tuyến thực hiện chức năng tạo hai màn hình này năng như thế nào? Thì ra, vô tuyến này có hai hệ thống thu tín hiệu độc lập nhau. Hệ thống thu tín hiệu hình ảnh lớn không có gì khác so với các loại vô tuyến thông thường, hệ thống thu tín hiệu hình nhỏ ngoài có thể tiếp thu tín hiệu, tiến hành xử lý phóng to, giải mã ra còn một thiết bị cất giữ nhiều hơn so với hệ thống tiếp thu thông thường. Thông tin sau khi xử lý, tiếp thu của hai hệ thống tiếp thu này, thông qua hệ thống quét miêu tả hiện lên trên màn hình. Để cho hai hình ảnh lớn nhỏ hiện ra trên một màn hình, cần phải sử dụng thời gian quét miêu tả chúng hoàn toàn thống nhất. Mà hệ thống quét miêu tả của vô tuyến phải khớp với màn hình lớn. Hệ thống thu màn hình nhỏ cần phải thu, xử lý tín hiệu trước gửi đến một nơi nào đó, khi được yêu cầu biểu hiện ra lại lấy ra. Điều đó giải thích vì sao hệ thống xử lí của màn hình nhỏ cần phải có thêm một bộ máy bảo lưu.

Thiết bị bảo lưu của hệ thống thu tin hiệu màn hình nhỏ do một số mạch IC lớn tạo hợp thành, nó rất giống một kho hàng lớn có rất nhiều gian hàng. Khi cần hiện ra hai hình ảnh lớn nhỏ trên cùng một màn hình nội dung thể hiện ở một vị trí khác trên màn hình lớn thì sẽ tự động xoá đi, giống như mở ''cửa sổ trên mái nhà''. Tín hiệu vô tuyến lấy từ kho bảo lưu biến đổi thành tín hiệu hình ảnh, bổ sung vào vị trí để trống này. Như thế, thì có thể cùng một thời gian thể hiện được ở 2 màn hình lớn nhỏ trên cùng một màn hình. Quá trình biểu hiện bổ sung này giống như chúng ta điền vào bài tập điền chỗ trống. Tất cả quá trình do một mạch điện khống chế chuyên môn. Động tác truyền vào của màn hình nhỏ có thời gian đối ứng rất khắt khe so với quét của chùm tia điện. Khi chùm tia điện quét ở một vị trí tương ứng khác, thì có thể tự động lấy tín hiệu hình ảnh, tiếp vào vị trí tương ứng, mà ở những vị trí khác vẫn tiếp nhận, tín hiệu hình ảnh lớn, như vậy, trên cùng một màn hình, hai tiết mục của hai kênh khác nhau đã có thể cùng xuất hiện. Do việc khống chế tín hiệu dường như sinh ra cùng lúc, khác nhau chỉ vẻn vẹn một phần trăm nghìn giây. Vì vậy, thị giác của chúng ta không cảm nhận được.

Khi xem phim, âm thanh kèm của hình ảnh lớn do máy khuếch đại âm thanh phát ra, âm thanh kèm của hình ảnh nhỏ có thể dùng tai nghe nghe được. Khi cần, tiết mục của các màn hình lớn nhỏ cớ thể đổi vị trí cho nhau, Loại ti ví có chức năng tạo hai màn hình không những có thể làm cho cuộc sống con người thêm màu sắc mà còn tạo ra những ứng dụng mới cả ở trong học tập, nghiên cứu, công tác, giao thông vận tải, y học.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633365032151377776/Vat-ly/Vi-sao-vo-tuyen-co-kha-nang-tao-hai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận