Tài liệu: Tại sao thực phẩm đóng hộp có thể để lâu được?

Tài liệu
Tại sao thực phẩm đóng hộp có thể để lâu được?

Nội dung

TẠI SAO THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CÓ THỂ ĐỂ LÂU ĐƯỢC?

 

Text Box:  Trong siêu thị chúng ta có thể thấy có rất nhiều thực phẩm đóng hộp, hoa quả đóng hộp, các sản phẩm chế biến từ đậu đóng hộp, có cả các loại thịt đã được chế biến sẵn, các loại cá chế biến sẵn. Thực phẩm đóng hộp không chỉ giữ được mùi vị thơm ngon mà còn tiện dụng, bên cạnh đó còn có thể cất giữ được trong một khoảng thời gian dài, điều tiết được mức độ cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.

Tại sao thực phẩm đồ hộp lại có thể bảo quản và cất giữ được lâu?

Gà, vịt, hoa quả, rau tươi... đều có chứa một lượng nước lớn và lượng chất dinh dưỡng phong phú như protein chất béo, đường và các loại vitamin. Nếu như những loại thực phẩm trên bị nhiễm khuẩn, trong một điều kiện nhiệt độ nhất định, vi khuẩn nhờ hấp thu chất dinh dưỡng có trong thực phẩm mà sinh sôi nảy nở rất nhanh, sau một khoảng thời gian thì những thực phẩm đó sẽ bị biến chất và bị hỏng. Do đó trong quá trình gia công thực phẩm đóng hộp nhất thiết phải tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào nguyên vật liệu. Thường thì đầu tiên người ta xử lý nguyên liệu, tẩm ướp gia vị, xếp vào vỏ hộp đã được thanh trùng, sau đó trải qua một quá trình đốt nóng xả khí hoặc dùng máy rút chân không, lấy hết không khí bên trong hộp, làm như vậy có thể duy trì được độ chân không nhất định. Sau khi xả khí và đóng kín miệng hộp, người ta tiến hành quá trình diệt vi khuẩn. Thực phẩm được đóng hộp như vậy không những đạt tiêu chuẩn về màu sắc, hương thơm, mùi vị mà còn có thể giữ bảo quản được lâu ngày.

Có lúc chúng ta thấy 1 - 2 lon đồ hộp có đáy bị lồi ra, hay còn gọi là ''lon phình'', loại hộp này sau khi mở sẽ tỏa ra một lượng khí lớn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lon phình này tương đối phức tạp: có lúc là do lớp tráng thực bên trong vỏ hộp sắt được tráng không đều hoặc lớp thiếc bị bong làm cho các axít hữu cơ có trong thực phẩm tiếp xúc lâu ngày với lớp sắt ở vỏ hộp, tạo thành phản ứng điện hóa sinh ra khí hyđrô, có lúc vỏ hộp phình ra là do trong hộp có chứa vi khuẩn, do quá trình sát khuẩn khi xử lý thực phẩm không đúng cách hoặc chưa hoàn chỉnh, do đó vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng với số lượng lớn và sản sinh ra cacbon đioxít (CO2). Như vậy loại đồ hộp bị phình to không thể sử dụng được.

Do thực phẩm đóng hộp phải trải qua quá trình sát khuẩn sau khi đóng kín nắp nên phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không để đồ hộp bị hoen gỉ hoặc bị bật hoặc hở nắp thì có thể bảo quản cất giữ được lâu dài.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp, xuất hiện một loại đồ hộp mềm dùng nguyên liệu là các bao đựng có tính mềm dẻo. Những vật liệu này là do poly uretan, lá nhôm, ba tầng mỏng polystyren hợp thành, nó có tính mềm dẻo, trọng lượng nhẹ, tiện lợi khi mang theo. Loại đồ hộp mềm này cũng được sát khuẩn ở nhiệt độ cao, và cũng được đóng kín, có thể phòng tránh được oxy, hơi nước và ánh sáng thâm nhập vào từ đó có thể tránh được sự suy giảm chất lượng đồ hộp, đạt được mục đích bảo quản mùi vị và màu sắc của thực phẩm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367033666875000/Hoa-hoc/Tai-sao-thuc-pham-dong-hop-co-the-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận