TẠI SAO KHI PHANH XE NHẤT ĐỊNH PHẢI PHANH BÁNH SAU?
Nếu có người hỏi bạn khi phanh xe là phanh bánh trước hay phanh bánh sau? Có lẽ bạn sẽ không trả lời được ngay lúc đó. Nếu bạn quan sát kỹ quá trình phanh ô tô, bạn sẽ phát hiện ra khi phanh xe luôn là phanh bánh sau. Điều này là tại sao?
Thì ra động cơ của ô tô thông thường là kéo bánh sau. Khi lái xe khởi động động cơ, động cơ liền kéo bánh sau chuyển động, sau khi bánh sau chuyển động trên mặt đất thì bánh trước cũng theo đó mà chuyển động, toàn bộ xe cũng được lái lên phía trước. Nhiệm vụ của bánh trước là bảo đảm cho xe cân bằng và dẫn hướng lên phía trước cho xe, nó được nối với vô lăng của lái xe, lái xe quay vô lăng sang bên phải thì bánh trước cũng nghiêng sang phải; Vô lăng chuyển hướng sang trái thì bánh trước cũng quay sang trái. Do nhiệm vụ của bánh trước và bánh sau khác nhau, do vậy tên gọi của chúng cũng khác nhau: Bánh trước gọi là bánh dẫn hướng, bánh sau gọi là bánh kéo.
Xe ô tô khi chạy với vận tốc nhanh, khi gặp phải tình huống khẩn cấp phải lập tức dừng xe, nếu phanh xe đặt ở bánh trước, vậy thì dù bánh trước dừng lại không chuyển động, nhưng bánh sau vẫn tiếp tục chuyển động, nó sẽ buộc xe phải tiến lên phía trước. Trong tình huống đó, lực xông lên phía trước vừa không có cách nào làm thân xe dời lên vị trí phía trước, nửa thân sau của xe sẽ nhảy lên phía trước, thậm chí toàn bộ thân xe sẽ lật về phía trước với điểm đỡ là bánh trước. Bạn thấy đấy, điều đó thật là nguy hiểm!
Vậy thì tại sao phanh bánh sau lại không làm lật xe? Bởi vì lúc này toàn bộ xe dùng bánh sau làm điểm đỡ, do thân xe chịu lực cản của mặt đất, quán tính hướng về phía trước cũng không làm lật xe. Người thiết kế xe cũng nghĩ đến vấn đề thực tế phát sinh khi phanh xe nên mới dùng bánh sau làm bánh kéo.