TẠI SAO DÙNG MỰC XANH ĐEN VIẾT CHỮ, NÉT CHỮ
XANH CÓ THỂ BIẾN THÀNH ĐEN?
Đó là kết quả của một loại biến đổi hóa học. Thành phần chính của mực xanh đen là tanin sắt II, không hẳn màu xanh mà không cũng không hẳn là màu đen mà là màu xanh lá cây nhạt: Đương nhiên loại mực này khi viết chữ sẽ không rõ thế là người ta cho thêm vào mực đen một ít thuốc nhuộm hữu cơ có màu xanh, mực xanh đen đã thành mực xanh.
Do đó khi bạn viết bằng mực xanh đen, chữ đầu là màu xanh, đó chính là màu gốc của mực. Nhưng sau một khoảng thời gian tanin sắt II trong mực sẽ tác dụng hóa học với oxy trong không khí, trở thành tanin sắt III. Tanin sắt III màu đen sẽ kết do đó, chữ viết trước đó sẽ chuyển sang màu đen.
Có một số người khi dùng mực đen thường hay quên một việc quan trọng là đóng nắp lọ mực. Làm như vậy sẽ có 2 điều sai: thứ nhất là lượng nước trong mực sẽ nhanh chóng bốc hơi, mực sẽ ngày một vơi đi; thứ hai là tanin sắt II trong mực xanh đen sẽ tiếp xúc với không khí, mực trong bình sẽ biến thành tanin sắt III sinh ra kết tủa. Nếu như xảy ra kết tủa mà tiếp tục bơm mực vào trong bút viết, cặn của tanin sắt III sẽ làm tắc bút mực, và thậm chí không viết được ra chữ.