TẠI SAO VIẾT BẰNG MỰC NƯỚC THÌ KHÓ PHAI MÀU?
Thành phần hóa học của than đen là cacbon. Nó có tác dụng gì? Thực ra trên thế giới có rất nhiều nhà máy chuyên sử dụng các hợp chất hóa học có chứa cacbon ví dụ như khí đốt... để chế tạo than đen (thành phần chủ yếu là mêtan). Loại mực nghiên để viết chữ bằng bút lông trong cuộc sống cũng chính là làm từ than đen.
Mực nước (mực tàu) được làm từ hỗn hợp trộn đều của bột than đen mịn, một chất keo và nước. Khi bạn nhúng bột lông vào đó và viết lên giấy, trong chốc lát mực sẽ bốc hơi hết nước, còn lại chất keo giữ cho những hạt than đen đọng lại trên giấy, giống như hồ dán giữ chặt những con tem. Bởi vì tính chất hóa học của cacbon rất ổn định, thậm chí không có loại “nước tẩy” nào có thể tẩy trắng cacbon. Do đó dùng mực nước để viết chữ, vẽ tranh đều rất khó phai màu. Có rất nhiều các bức tranh, thư pháp, được lưu truyền từ thời cổ đại giấy đã ngả vàng nhưng những nét tranh, nét chữ bằng mực thì vẫn còn nguyên.
Trong loại mực nước tốt còn cho thêm một chút long não, hoặc một số loại hương liệu làm say lòng người.
Mực tàu cũng giống mực nước, cũng làm từ than đen. Chỉ có điều lượng nước trong mực tàu ít hơn mà có nhiều nhựa cây và một số nguyên liệu pha trộn khác mà thôi.