Tài liệu: Tại sao độ sáng của một vài hành tinh có thể biến đổi?

Tài liệu
Tại sao độ sáng của một vài hành tinh có thể biến đổi?

Nội dung

TẠI SAO ĐỘ SÁNG CỦA MỘT VÀI

HÀNH TINH CÓ THỂ BIẾN ĐỔI?

 

Năm 1956, một nhà thiên văn học nghiệp dư trong khi quan sát hành tinh phát hiện một ngôi sao cấp 3 của chòm Kình ngư dần dần trở nên tối đi, tối đến mức mắt thường nhìn không thấy. Sau một năm, ngôi sao này lại xuất hiện như cũ, loại sao có độ sáng có thể biến đổi này gọi là sao biến. Sao biến tổng cộng có ba Lại. Loại thứ nhất là sao thực biến, trên thực tế là hai ngôi sao quay xung quanh nhau, khi sao tương đối tối quay đến phía trước, chắn trước mặt sao sáng rõ, chúng ta liền nhìn thấy sao biến đổi tối đi. Khi hai ngôi sao không che nhau, nhìn lên thấy chúng biến đổi sáng lên. Sự biến đổi độ sáng của loại sao biến này biến đổi là do hai sao gặp nhau tạo nên, trạng thái vật lý của bản thân hành tlnh là không đổi, loại sao biến này cũng gọi là Thực song tinh.

Loại thứ hai gọi là sao biến mạch động, độ sáng của chúng phát sinh biến đổi có tính chu kỳ. Thông thường, độ sáng của sao biến có chu kỳ biến đổi ánh sáng dài thì biến đổi lớn, chu kỳ biến đổi ánh sáng ngắn thì độ sáng biến đổi nhỏ. Như sao biến của chòm Kình ngư đã nói ở trên thì chu kỳ biến đổi ánh sáng là hơn 300 ngày, độ sáng khi sáng nhất và tối nhất hơn kém nhau trên một nghìn lần. Sao biến Tạo phụ cũng là một loại sao biến mạch động, các nhà thiên văn thường dùng nó để trắc định khoảng cách của thiên thể. Loại thứ ba gọi là sao biến không quy tắc, độ sáng của chúng biến hoá hoàn toàn không có quy luật hoặc quy luật rất không xác định, Tân tinh và Siêu tân tinh thuộc loại sao biến này.

Hiện nay đã biết sao biến là tiêu chí cho biết hành tinh biến hoá đến một giai đoạn nhất định, thông thường nói, khi hành tinh ở vào giai đoạn sao chủ tự thì tương đối ổn định, đằng trước hoặc đằng sau giai đoạn hành tinh biến hoá đến sao chủ tự đều có thể xuất hiện tính không ổn định, độ sáng của nó liền phát sinh biến đổi, trở thành sao biến.  

Cùng với sự tiến triển của kỹ thuật quan sát, người ta đã phát hiện càng ngày càng nhiều hành tinh có mức độ biến đổi không giống nhau. Mặt trời là một ngôi sao chủ tự. Nó tương đối ổn định, nhưng ở trên mặt trời vẫn còn tồn tại hoạt động của khu như mặt trời đen con, chấm sáng. Do đó, sao biến rất phổ Biến, chỉ là tình hình của phần lớn các sao rất khó dùng mắt thường phát hiện sự biến đổi độ sáng của chúng mà thôi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359231547343750/Vu-tru/Tai-sao-do-sang-cua-mot-vai-hanh-tin...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận