TẠI SAO BỤI BẶM PHÍA SAU ÔTÔ BUÝT
CHẠY NHANH LẠI RẤT NHIỀU?
Trong những ngày thời tiết khô ráo, chúng ta thường xuyên nhìn thấy: phía sau ô tô buýt chạy nhanh toàn là bụi bặm bay tứ tung, khi ôtô chạy xa rồi thì bụi cũng theo đó mà tan đi. Điều này là do nguyên nhân gì?
Trong chương trình thế giới động vật trên tivi chúng ta thường nhìn thấy những hình ảnh như thế này: trong đại dương mênh mông, khi một con cá voi to bơi tới phía sau nó tung lên bọt sóng cuồn cuộn. Nhưng nếu là cá nhỏ khi bơi trong nước thì mặt nước lại không hề có gợn sóng nào. Điều này là do cơ thể của cá voi rất to, trong nước phải chiếm diện tích rất lớn, khi nó bơi về phía trước, nơi mà nó vừa rời khỏi lập tức sẽ có nước bổ sung vào, do đó ở phần đuôi của cá voi thường xuất hiện những bọt sóng lớn. Mà thể tích của các bọt đó nhỏ bé hơn rất nhiều, nước bổ sung vào chỗ mà chúng rời đi cũng rất nhỏ, do đó không hề gây lên bọt sóng.
Quy luật như vậy, ô tô cũng phải chiếm không gian nhất định, nó phải thải ra không khí có thể tích như vậy. Khi ôtô phóng nhanh về phía trước, nơi mà ôtô vừa mới đi qua lập tức có không khí bổ sung vào, do đó không khí là do hai bên và phía sau tuôn ra, thải ra chỗ này hình thành nên một dòng chuyển động xoáy, chuyển động xoáy của không khí mang theo cả bụi bặm trên đường, nhiều ngày sau ôtô, do đó chúng ta thường nhìn thấy phía sau ôtô có bụi bay lên cuồn cuộn. Lúc đó, nếu chúng ta mở cửa sổ phía sau ôtô thì vẫn mang bụi, và một lượng bụi lớn sẽ tràn vào ôtô do đó cửa sổ phía sau ôtô đa số đều là không mở được.
Nhưng khi người đi bộ phía sau cơ thể lại không hề có bụi. Điều này giống như cá nhỏ bơi trong nước không thể tạo ra bọt sóng, thể tích của người rất nhỏ, không khí mà người thải ra cũng rất nhỏ, hơn nữa tốc độ đi bộ của người lại không nhanh như ôtô, do đó chúng ta đi bộ không phải lo là có bụi đi theo bạn.