TẠI SAO CẦU LỚN PHẢI XÂY LÔ CỐT ĐẦU CẦU?
Chỗ hai đầu các cây cẩu lớn bắc ngang qua sông tiếp đất thường được gọi là đầu cầu vật kiến trúc xây dựng ở vị trí đầu cầu thành là lô cốt đầu cầu.
Các lô cốt đầu cầu đã xuất hiện trong các cây cầu cổ đại từ rất sớm, mục đích xây dựng lúc đầu là xuất phát từ nhu cầu phòng ngự quân sự. Chúng ta đều biết, sự hiểm trở của sông nước có ưu điểm là dễ phòng ngự và khó tấn công, cầu đã trở thành nơi xung yếu để tấn công và phòng ngự trong quân sự, xây dựng lô cốt đầu cầu có chức năng phòng ngự rõ rệt. Lô cốt đầu cầu do ban đầu chỉ là một ụ đất hoặc lô cốt phòng thủ, vì vậy mà nó có cái tên như vậy.
Hiện nay lô cốt đầu cầu của một số cầu lớn được xây dựng nhưng không phải xuất phát từ mục đích quân sự nữa, mà thường làm ký hiệu của một loại kiến trúc nào đó. Ví dụ như cây cầu lớn nổi tiếng ở Nam Kinh – Trung Quốc bắc qua sông Trường Giang, hai bên đầu cầu đều xây lô cất đầu cầu cao tới 70 mét, lại còn kết hợp với quần thể tượng điêu khắc, tạo thành quần thể kiến trúc hoành tráng, làm cho cây cầu càng thêm khí thế. Trong lô cốt đầu cầu còn có cầu thang máy để quan sát, thuận tiện cho du khách lên cầu ngắm phong cảnh Trường Giang.
Ngoài ra, thiết kế lô cốt đầu cầu còn có lợi cho việc quản lý giao thông trên cầu và tiện cho việc thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, tu sửa cầu.