SAO DẦU (XĂNG) RỚT TRÊN ĐƯỜNG QUỐC LỘ
ƯỚT LẠI CÓ MÀU SẶC SỠ?
Sau cơn mưa trời lại sáng, dưới ánh sáng mặt Trời, đường quốc lộ ướt có rớt đầu thường hiện ra các vết có đủ màu sắc. Nếu quan sát kỹ lưỡng một chút bạn sẽ phát hiện ra rằng đây chính là dầu xe của ô tô qua lại rớt xuống tạo thành.
Dầu nhẹ hơn nước nên khi rớt xuống nước, dầu sẽ lan toả ra và nổi trên mặt nước, hình thành nên một lớp màng đầu mỏng. Màng dầu tuy rất mỏng nhưng lại giống như tờ giấy thuỷ tinh trong suốt, no cũng có mặt chính và mặt phụ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào lớp màng dầu từ mặt chính nó sẽ gặp phải mặt phụ dính và màng dầu dính trên mặt nước và lập tức bị phản xạ trở lại, ánh sáng phản xạ trở lại chiếu tới mặt chính của màng dầu sẽ gây ra những phản xạ nhất định. Sự phản xạ qua lại của ánh sáng bên trong màng dầu giống như quả bóng bàn được đánh đi đánh lại giữa 2 chiếc vợt bằng phẳng.
Ánh sáng mặt Trời do bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tím tạo thành. Khi nó phản xạ qua lại trên mặt chính và mặt phụ của lớp màng dầu, do khoảng cách giữa hai mặt phẳng này là vô cùng bé nên hai tia sáng lần lượt phản xạ ra từ mặt chính và mặt phụ có thể lặp lại. Như vậy, bảy màu trong ánh sáng mặt Trời, ở những nơi có độ dầy khác nhau, có ánh sáng được tăng lên, có ánh sáng lại giảm đi, thậm chí còn triệt tiêu lẫn nhau. Vì thế có một số chỗ khác, thế là màng dầu có màu sắc sặc sỡ. Màu sắc này được gọi là màu sắc màng mỏng. Hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng can thiệp của ánh sáng.
Thực ra, không chỉ có lớp màng dầu mới có thể gây ra hiện tượng can thiệp của ánh sáng, chỉ cần ánh sáng chiếu vào bất kỳ lớp màng mỏng trong suốt nào cũng đều xảy ra hiện tượng này. Ví dụ như bọt xà phòng, cánh con chuồn chuồn và con ruồi, đĩa CD, v.v… Dưới ánh sáng mặt Trời chúng đều hiện ra với đủ màu sắc, đây đều do hiện tượng can thiệp của ánh sáng tạo nên.