Tài liệu: Tại sao kính đổi màu có thể đổi màu?

Tài liệu
Tại sao kính đổi màu có thể đổi màu?

Nội dung

TẠI SAO KÍNH ĐỔI MÀU CÓ THỂ ĐỔI MÀU?

 

Kính đổi màu có một công năng đổi màu đặc biệt, nó có thể tự động đổi màu đậm nhạt của kính phụ thuộc vào ánh sáng mạnh yếu xung quanh. Khi ánh sáng xung quanh rất mạnh, kính sẽ tự động chuyển thành màu tối, khi ánh sáng yếu đến một mực độ nhất định nó sẽ ở vào trạng thái không màu trong suốt. Mà sự thay đổi đậm nhạt có tính nghịch. Kính đổi màu có thể làm thành kính thường, cũng có thể làm thành kính cận hoặc kính lão.

Những kính đeo làm từ kính đổi màu này dưới ánh nắng mặt trời sẽ biến thành kính râm, mà tia sáng càng mạnh màu của nó càng đậm, độ thấu xạ ánh sáng càng thấp. Nhưng nếu đeo kính vào trong phòng, cùng với sự yếu đi của hoàn cảnh ánh sáng, nó lại trở lại giống như kính thông thường. Có thể thấy kính đổi màu đã kết hợp kính râm và kính bình thường làm một. Đeo nó ở các môi trường khác nhau rất thoải mái lại rất tiết kiệm.

Vậy tại sao kính đổi màu lại có thể tự động đổi màu? Thì ra, khi làm kính đổi màu, người ta đã cho thêm một lượng bạc halogen thích hợp làm thuốc cảm quang. Hạt bạc halogen trong kính đổi màu cực nhỏ mà còn có tinh thể nhỏ bé phân tán đều trong kính. Vì vậy khi những tia ánh sáng bình thường chiếu xạ nó sẽ không xuất hiện các hiện tượng tán xạ, xem ra nó rõ hơn các loại kính thông thường. Nhưng khi ánh sáng chiếu xạ quá mạnh halogen bạc sẽ bị phân giải thành nguyên tử halogen và nguyên tử bạc. Các hạt kim loại bạc được phân giải ra cũng cực nhỏ, nhưng có tác dụng phản xạ và tán xạ ánh sáng. Những điểm đen cực nhỏ không rõ này phân bổ đều khắp nơi. Khi mà số lượng của chúng đạt đến một quy mô nhất định là có thể làm cho màu của kính biến thành màu tối, màu đen, độ rõ (sáng) cũng giảm dần. Ngoài ra, trong kính đổi màu người ta còn cho thêm một lượng cực ít oxit đồng. Tác dụng của nó là làm tăng tốc độ phản ứng của halogen dưới ánh sáng mạnh có tác dụng của một chất xúc tác.

Nhưng hạt tinh thể halogen rất nhỏ tuy bị phân giải trong ánh sáng mạnh nhưng nguyên tử bạc và nguyên tử halogen phân giải ra lại rất gần nhau, tương hỗ một cách chặt chẽ. Một khi ánh sáng không còn mạnh nữa chúng kết hợp thành halogen bạc, lại hình thành tinh thể cực nhỏ. Từ đó kính trở lại trạng thái trong suốt. Nếu cường độ ánh sáng thay đổi liên tục thì màu sắc của kính cũng thay đổi liên tục. Do vậy kính đổi màu có thể sử dụng lâu dài.

Đương nhiên nguyên lý đổi màu đã nói ở trên không chỉ dùng cho kính đổi màu. Ví dụ kính chắn gió phía trước của xe tô có thể thay thành kính đổi màu. Nó có lợi cho việc lái xe an toàn và tránh ánh nắng mặt trời. Một số bức tường kính bên ngoài các công trình kiến trúc hoặc cửa sổ nếu có thể thay bằng kính đổi màu thì vào những ngày hè nóng nực nó không những ngăn chặn được sự chói mắt mà còn làm cho nhiệt độ trong phòng giảm đi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366175022621250/Hoa-hoc/Tai-sao-kinh-doi-mau-co-the-doi-ma...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận