TẠI SAO KÍNH HỮU CƠ VÀ KÍNH THÔNG THƯỜNG
LẠI KHÁC NHAU?
Rất nhiều người cho rằng, kính hữu cơ và kính thường là ''người một nhà''. Thực ra nguồn gốc của chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu của kính thường là muối axít silic, nguyên liệu kính hữu cơ lại là axêtôn (CH3COCH3), Rượu cồn, axít sunfuric và natri xianua hóa. Tên gọi hoá học của kính hữu cơ là polyacrynat. Nó là loại hợp chất cao phân tử nhân tạo tạo thành, nhìn từ ngoài rất trong và bóng, do vậy người ta gọi nó bằng các tên kính hữu cơ.
Tuy mật độ của kính hữu cơ ít hơn 1/2 so với kính phổ thông, nhưng nó không dễ vỡ như kính thường. Độ trong của nó rất tốt, còn có tính nhiệt tố, rất tốt nữa, sau khi thêm nhiệt có thể được ''nặn'' thành các hình thù khác nhau.
Công dụng của kính hữu cơ rất rộng rãi. Ví dụ, khi máy bay bay với tốc độ cao qua đám mây bằng cách phụt khí, thường gặp phải các trạng thái bất thường như rung mạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột và áp lực của khí lưu, điều này là một thử thách lớn đối với loại kính trong khoang hành khách của máy bay. Loại nào có thể chịu được thử thách này đây? Đó là kính hữu cơ. Nếu là máy bay chiến đấu, khi truy kích kẻ thù, kính hữu cho dù bị đạn bắn cũng không thể bị vỡ hẳn mà chỉ bị xuyên thủng một lỗ nhỏ, như vậy sẽ không xảy ra hiện tượng mảnh vỡ kính làm bị thương ai.
Khi độ dày của kính thường quá 15cm, liền có màu xanh cánh chả, nhìn qua loại kính đó thì sẽ không nhìn rõ được vật gì. Nhưng, nhìn qua loại kính hữu cơ có độ dày 1m vẫn có thể thấy rõ vật đối diện. Vì tính thấu quang của nó rất tốt, tia tử ngoại cũng có thể xuyên qua nó, vì vậy thường dùng nó làm các dụng cụ quang học.
Kính hữu cơ còn có một tính năng làm người ta ngạc nhiên: một cây thủy tinh hữu cơ cong cong, chỉ cần độ cong không vượt qua 48o, ánh sáng sẽ giống như nước đi trong đường ống ánh sáng có thể đi theo đường cong, điều này thật thú vị. Vận dụng đặc tính này của kính hữu cơ, có thể dùng nó làm máy thủy tinh truyền quang ngoại khoa, điều này rất thuận lợi cho các bác sĩ ngoại khoa làm phẫu thuật.
Kính hữu cơ vừa nhẹ nhàng tiện lợi, lại bền vững kiên cố. Nếu như trong nguyên liệu kính hữu cơ thêm một chút nguyên liệu nhuộm thì có thể tạo thành các loại kính hữu cơ với muôn màu muôn vẻ như: hồng, xanh, tím...