TẠI SAO TỪ ĐÁ LẠI CÓ THỂ TẠO RA THỦY TINH?
Từ xa xưa, một nhóm nhà du lịch Ai Cập cổ đại trong một chuyến du lịch đường dài, nghỉ tại một hang núi gần bờ biển. Họ đốt lửa sưởi ấm, nghỉ chân nướng thức ăn. Sau vài ngày, khi họ sắp rời nơi đó, bỗng nhiên phát hiện trong tàn tro sau khi nấu cơm, có một cái gì đó giống như vảy cá có màu trắng đang phát sáng lấp lánh. Kỳ lạ! Đây là cái gì vậy? Họ nhặt lên và ngạc nhiên nhìn ''vảy cá'' kỳ lạ này.
Điều này luôn là ''bí mật'', bí mật này trải qua hàng triệu năm mới được con người vén mở ra. Thực ra, đây chính là thủy tinh mà con người đã vô tình tạo thành. Những nhà du lịch Ai Cập cổ đó, tại sao nấu nướng tại đó vài ngày, lại tạo ra thủy tinh''. Thì ra vùng này có lượng lớn cát núi và cát biển, loại cát này được hình thành từ rất lâu do đó trong một thời gian dài đã bị phong hóa và va đập trong tự nhiên. Loại cát nhỏ trên đất khi gặp lửa vốn dĩ không phát huy tác dụng ''nóng chảy'', nhưng khi bị than đốt, sinh ra tro than gỗ, do trong tro than có thành phần natri cacbonat tính kiềm, mà natri axit cacbonic lại có tác dụng hòa tan đá cát.
Như vậy, dựa vào nhiệt độ than đốt và tác dụng hóa học của natri cacbonat, làm cho cát nhỏ nóng chảy, sau khi làm lạnh thành các hạt thể trong suốt - thủy tinh.
Trong một ngôi mộ cổ Ai Cập, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một chuỗi hạt ngọc thủy tinh, là trang sức trên cổ của tố nữ Shasu Ai Cập cổ. Chuỗi hạt ngọc thủy tinh màu xanh này có lẽ là sản phẩm thủy tinh cổ nhất trên thế giới.
Hiện nay, con người chủ yếu dùng đá cát nham thạch, đá vôi và đá trường làm nguyên liệu tạo thủy tinh. Trong đó, đá nham thạch là thành phần chủ yếu, thành phần hóa học là silic oxyt (SiO2).
Đá nham thạch tạo thành thủy tinh, thủy tinh có màu sáng bóng, và trong suốt rất đẹp, chịu được axít và độ cứng của máy. Trong khi tạo ra thủy tinh, đầu tiên ép vụn đá nham thạch và đá vôi, cho vào trong lò tăng nhiệt nung nóng chảy. Nhưng nhiệt độ nóng chảy của đá nham thạch rất cao, cần tăng tới >2000oC mới có thể nung chảy, điều này trong sản xuất gặp không ít khó khăn. Do vậy, người ta dùng kiềm thuần túy (natri axit cacbonic) làm ''vai phối hợp'' để sản xuất thủy tinh. Như vậy không những có thể giảm được nhiệt độ nóng chảy của đá nham thạch mà còn giảm được độ dính của thủy tinh, thúc đẩy sự lưu động như nước của thể dịch thủy tinh trong lò.
Để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và con người, xưởng thủy tinh hiện đại hóa đã có thể sản xuất được các loại thủy tinh, có lượng lớn các sản phẩm dạng bản, gang hóa, tầng kép, mặt bóng, hình cong, quang học, có màu, ống banh, nguyên liệu gang thủy tinh.