TẠI SAO HẠT NGÔ CỨNG CÓ THỂ BIẾN THÀNH
''BỎNG NGÔ'' GIÒN TAN?
Bỏng ngô là một loại thức ăn nhẹ vừa mềm vừa giòn. Nó được làm như thế nào? Nguyên liệu của bỏng ngô chính là hạt ngô thông thường. Trước tiên cho hạt ngô vừa nhỏ vừa cứng vào trong máy nổ đốt lên. Khi nhiệt độ của hạt ngô rất cao làm cho nó đột nhiên nổ. Dưới sức nóng phù hợp, hạt ngô biến đổi tạo nên ''bỏng ngô'' giòn tan.
Sức mạnh thần bí nào khiến thể tích hạt ngô không những nở to mà còn thay đổi vừa mềm vừa giòn? Thì ra, ''nhà ảo thuật'' này không phải là sự vật của thế giới bên ngoài nào cả mà là không khí tiềm ẩn trong khe hở bên trong hạt ngô.
Không khí trong máy nổ có một đặc tính, khi nhiệt độ càng cao, sức ép của không khí càng lớn. Khi hạt ngô dần dần thay đổi trong máy nổ, sức ép không khí chỗ khe hở bên trong hạt ngô tăng cao cùng với sức ép không khí trong máy đó. Khi sức ép tăng cao đế khoảng 660N, nếu máy đột nhiên bị mở ra thì thể khí cao áp với nhiệt độ cao này thì có thể bắn ra ngoài hết, đó chính là sự “nổ”. Kết quả của sự nổ là sức ép trong máy nhanh chóng hạ xuống do vậy làm không khí nóng trong hạt ngô bung ra bởi sức ép gấp nhiều lần khí quyển bên ngoài, chúng tranh nhau bắn ra ngoài, hạt ngô bị dán to ra tạo nên hạt bỏng ngô tròn tròn, vừa mềm vừa giòn.
Hạt ngô có thể trở nên mềm bằng cách nổ này, những nông sản khác như đậu nành, hạt đậu, đậu cong và bánh tét khô cũng có thể làm tương tự khiến nổ trở nên giòn tan. Do chỗ hở trong hạt ngô nhiều, tổ chức khá thưa, vì vậy thể tích sau khi nổ trở nên khá to, rất giòn.