TẠI SAO CÓ NGÔI SAO CHỔI LẠI BIẾN MẤT?
Sao chổi giống như ''kẻ lang thang'' của hệ mặt trời, có ngôi thì quay trở lại một lần sau một thời gian nhất định, có ngôi thì lại một đi không trở lại. Những ngôi sao chổi quay trở lại sau một thời gian nhất định gọi là sao chổi chu kỳ, chúng vận hành theo quỹ đạo hình elip dẹt và dài xung quanh mặt trời; Còn những ngôi sao chổi một đi không trở lại gọi là sao chổi không có chu kỳ, quỹ đạo vận hành của chúng là hình palabol hoặc hypecbol. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, có sao chổi chu kỳ cũng sẽ biến mất, nguyên nhân là do đâu?
Sao chổi khi xuyên qua không gian của hệ mặt trời thường sẽ bay qua gần một ngôi sao lớn nào đó, do đó chịu ảnh hưởng chấn động của nó và quỹ đạo vận hành sẽ bị thay đổi. ''Vai trò'' quan trọng nhất trong việc thực hiện ảnh hưởng của chấn động này là sao Mộc và sao Thổ - hai ngôi sao có chất lượng tương đối lớn. Nếu như độ chấn động mà sao chổi phải chịu quá lớn thì tốc độ của sao chổi có thể sẽ tăng lên rất nhiều. Quỹ đạo hình elip ban đầu sẽ bị biến dạng, trở thành hình hypebol hoặc parabol, sao chổi chu kỳ cũng biến thành sao chổi không có chu kỳ, chúng sẽ một đi không trở lại và trở thành sao chổi ''biến mất''.
Một nguyên nhân khác khiến sao chổi chu kỳ biến mất chính là do nó bị tan rã và trở thành nhóm Sao Băng. Trở thành sao chổi, nó sẽ biến mất không thấy nữa, nhưng thành một nhóm Sao Băng thì nó vẫn xuyên qua hệ mặt trời, có lúc hoá thân thành mưa Sao Băng tráng lệ nữa, biểu diễn một màn hay ở gần trái đất. Sao chổi Pila là một ví dụ nổi tiếng.
Sao chổi Pila được con người phát hiện sớm nhất vào tháng 2/1826, chu kỳ xoay quanh mặt trời của nó là 6,6 năm. Sau vài lần quay trở lại, sao chổi đột ngột tan ra vào tháng 1/1846 và trở thành hai ngôi sao chổi: một ngôi sao lớn và một ngôi sao nhỏ. Năm 1865, đáng lẽ ra chúng phải quay trở lại một lần nữa, nhưng đôi sao chói này đã không quay trở lại và biến mất từ đó. Ngày 27/11/1872, khi trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi Pila trước đây thì buổi tối hôm đó đã xảy ra một cơn mưa Sao Băng cực lớn, trong quá trình dài khoảng 5 tiếng đồng hồ, trong không trung xuất hiện khoảng 16 vạn ngôi Sao Băng. Thì ra cơn mưa Sao Băng này chính là do ''nắm xương tàn'' của sao chổi Pili sau khi tan ra tạo nên.
Ngoài ra, mỗi lần sao chổi quay trở lại và đi qua vùng gần mặt trời, do một vật chất biến thành thể khí, hình thành tóc sao chổi, đuôi sao chổi, mây sao chổi, nên sẽ bị mất một phần vật chất, do đó làm cho sao chổi bị ''gầy'' và ''nhỏ''. Các nhà khoa học đã tính toán và thấy rằng, mỗi lần sao chổi quay trở về đều bị tổn thất khoảng 1% ~ 0,5% vật chất. Nếu dự tính này chính xác thì một ngôi sao chói sau khi quay trở lại một hai trăm lần thì sẽ ba tiêu hao hết và kể từ đó, '''kẻ lang thang'' này cũng sẽ biến mất trong hệ mặt trời.